Nhu cầu kiểm soát Điều kiện Thương mại chung - Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Bộ môn Luật Trường Cao đẳng Kinh Tế - Kỹ thuật - Thương mại

Ngày đăng: 16/11/2020
Nhằm để đáp ứng với số lượng người tiêu dùng ngày càng tăng cũng như tạo thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có số lượng khách hàng lớn đã lựa chọn giải pháp chung là đưa ra là đưa ra các quy định, hợp đồng mẫu, điều kiện bán hàng (sau đây gọi tắt là “điều kiện thương mại chung”) áp dụng cho tất cả khách hàng của mình.
Đó chính là điều kiện thương mại chung. Việc áp dụng các điều kiện thương mại chung sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, giảm thời gian và công sức trong đàm phán và thỏa thuận, điều chỉnh hành vi người tiêu dùng trên diện rộng và thực hiện phòng vệ chủ động.
Tuy nhiên, xét về logic, việc áp dụng điều kiện thương mại chung dễ dẫn đến việc hạn chế quyền tự do thỏa thuận của bên khách hàng bởi điều kiện thương mại chung và quyền tự do khế ước là hai xu hướng dường như đối ngược nhau.Vậy vấn đề đặt ra là phải có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ điều kiện thương mại chung, ngăn chặn, hạn chế tình trạng lạm dụng điều kiện thương mại chung để trục lợi hoặc lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường nhằm để áp đặt những “luật chơi” bất bình đẳng.
Bài viết này lý giải về sự cần thiết kiểm soát điều kiện thương mại chung nhằm đảm bảo quyền tự do khế ước và nội dung chủ yếu của điều chỉnh pháp luật đối với điều kiện thương mại chung.
1. Sơ lược về điều kiện thương mại chung:
Các điều kiện thương mại chung là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ thế kỷ 19. Xuất phát từ tính lặp đi lặp lại của các giao dịch cùng loại, ý tưởng về tiêu chuẩn hóa trong sản xuất và cung ứng, nhằm tăng lợi nhuận và giảm chi phí giao dịch, đồng thời phân chia rủi ro và hạn chế trách nhiệm, điều kiện thương mại chung ra đời như một đòi hỏi tất yếu của một nền kinh tế phát triển. Sự xuất hiện của điều kiện thương mại chung ngày càng phổ biến trong hợp đồng, đặc biệt trong các hợp đồng bảo hiểm, ngân hàng… Điều này không chỉ đem đến sự thuận tiện trong giao dịch, mua bán hàng hóa, cung * Thạc sỹ, Giảng viên Luật Kinh tế, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - Thương mại. ứng dịch vụ mà còn góp phần thiết lập các quy tắc bán hàng thống nhất trong các hiệp hội nghề nghiệp. Thông qua các điều kiện thương mại chung của một doanh nghiệp, chúng ta có thể nhận định về phương châm và thậm chí cả thủ thuật kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nói cách khác, điều kiện thương mại chung góp phần thể hiện “cái tôi”, tạo nên bản sắc, uy tín của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, thông qua điều kiện thương mại chung, pháp luật hợp đồng sẽ được cụ thể hóa trong các chủng loại giao dịch cụ thể, từ đó hình thành nhiều chủng loại hợp đồng cụ thể mà nhà làm luật chưa hề biết đến. Đồng thời, các điều kiện thương mại chung có khả năng ngăn ngừa những rủi ro từ nhận thức của các bên trong giải thích hợp đồng, đặc biệt trong trường hợp khách hàng là người tiêu dùng vốn rất khác nhau về trình độ, hiểu biết và văn hóa.
Như vậy, việc sử dụng điều kiện thương mại chung đem lại nhiều tiện ích và có ý nghĩa trên nhiều phương diện khác nhau. Trong khi đó, ở Việt Nam, sự điều chỉnh pháp luật về vấn đề này còn rất sơ sài và mờ nhạt. Có thể kể tới Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2005 về hợp đồng dân sự theo mẫu. Theo đó:
1. Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.
2. Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.
3. Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 và Nghị định 69/2001 ngày 2/10/2001 về việc hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng (Điều 5) có quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh không được đưa ra các quy tắc trái pháp luật và ép buộc người tiêu dùng trong cam kết, trong các quy ước bán hàng, quy ước phục vụ…”.[1] Như vậy, với các quy định như đã liệt kê ở trên chưa đủ cơ sở cho việc hình thành một cơ chế kiểm soát và thực thi điều kiện thương mại chung. Một cơ chế như thế cần có các quy định cụ thể về khái niệm, đối tượng, phạm vi, điều kiện có hiệu lực, đăng ký công khai điều kiện thương mại chung, thủ tục giám sát, hậu quả pháp lý của các hoạt động tố tụng và đặc biệt là thẩm quyền và trình tự tố tụng tại tòa án.
2. Một số vi phạm quyền tự do khế ước liên quan đến điều kiện thương mại chung:
Trên thực tế, các thương nhân khi xây dựng các điều khoản thương mại chung thường có xu hướng ưu tiên bảo vệ lợi ích của mình với tư cách là nhà cung cấp nên thường đặt khách hàng ở vị trí thấp hơn, dẫn đến tình trạng quyền tự do của khách hàng bị xâm phậm. Thậm chí, nhiều trường hợp, các thương nhân còn tìm cách hạn chế tính tùy nghi của các quy tắc, chèn ép khách hàng, dồn họ vào tình thế khó lựa chọn, hạn chế hay vi phạm nguyên tắc tự do khế ước trong giao dịch. Hoặc không ít các trường hợp, thương nhân cố tình dùng các thủ thuật pháp lý để phân chia rủi ro pháp lý và lợi ích một cách không công bằng, gây bất lợi cho khách hàng, người tiêu dùng. Xét dưới giác độ quyền tự do khế ước, các hành vi nêu trên đều ít nhiều xâm phạm tới nguyên tắc tự do khế ước - tự do thỏa thuận về những điều gì mình mong muốn mà pháp luật không cấm.
TIN TỨC LIÊN QUAN

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 22 lượt

Tổng số đã xem: 1383568 lượt

090 574 6666