Bất cập trong quy định về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm - Phí Thị Quỳnh Nga Theo TC NCLP

Ngày đăng: 16/11/2020
Theo Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm, “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
Hợp đồng bảo hiểm chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm được phân thành ba loại là: hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Sự khác biệt căn bản nhất giữa các hợp đồng bảo hiểm này là đối tượng được bảo hiểm và quyền lợi có thể được bảo hiểm.
 
Đối tượng được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và sự an toàn của con người. Đối tượng được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Đối tượng được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.
 
Quyền lợi có thể được bảo hiểm thực chất là mối liên hệ giữa bên mua bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm được xác lập dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống, quan hệ tài sản, quan hệ lao động, quan hệ tài chính theo đó, sự rủi ro của đối tượng được bảo hiểm sẽ gây thiệt hại về tài chính hoặc tổn thất tinh thần cho bên mua bảo hiểm. Chính sự khác biệt về đối tượng bảo hiểm mà quyền lợi có thể được bảo hiểm của bên mua bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm nói trên cũng khác nhau. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, quyền lợi có thể được bảo hiểm bao gồm: quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền tài sản. Trong hợp đồng bảo hiểm con người, quyền lợi có thể được bảo hiểm được quy định hạn chế hơn bao gồm 02 yếu tố: quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với người được bảo hiểm.
 
Chuyển nhượng hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo hiểm nói riêng là một trong những nội dung không thể thiếu được pháp luật điều chỉnh. Bản chất của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là việc một chủ thể khác sẽ thay thế vị trí pháp lý (kế thừa quyền và nghĩa vụ) của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng theo đó, người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua bảo hiểm mới để tiếp tục duy trì hợp đồng và hưởng các quyền lợi khác (nếu có) theo hợp đồng.
 
Về mặt lý luận, việc thay đổi bên mua bảo hiểm luôn phải đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của hợp đồng bảo hiểm. Nghĩa là, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cũng phải thỏa mãn đầy đủ điều kiện của bên mua bảo hiểm như có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Điều này cũng được quy định tại Điều 235 Bộ luật Hàng hải: “người không có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm thì không được chuyển nhượng đơn bảo hiểm hàng hải”. Trong hợp đồng bảo hiểm con người, đối với trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm cho trường hợp chết của người khác thì việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo chúng tôi cũng phải được sự đồng ý của người được bảo hiểm để tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm có thể xảy ra từ việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm này. Ngoài ra, việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm còn phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về trình tự, thủ tục, hình thức chuyển nhượng (nếu có).
 
1. Bất cập của Luật Kinh doanh bảo hiểm
 
Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc chuyển nhượng từng loại hợp đồng bảo hiểm nói trên mà chỉ quy định chung việc chuyển nhượng tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm tại Điều 26 như sau:
 
“1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
TIN TỨC LIÊN QUAN

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 35 lượt

Tổng số đã xem: 1544978 lượt

090 574 6666