Những nội dung của phần nghĩa vụ và hợp đồng còn bất cập

Ngày đăng: 07/10/2020
Tham luận: Một số góp ý về phần Nghĩa vụ và Hợp đồng trong Dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi)...
 NHỮNG NỘI DUNG CỦA PHẦN NGHĨA VỤ
VÀ HỢP ĐỒNG CÒN BẤT CẬP
 
TS. Nguyễn Minh Tuấn
 Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Dân sự - Đại học Luật Hà Nội
 
1. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ
 
Thông thường căn cứ phát sinh nghĩa vụ là do sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, có những trường hợp nghĩa vụ phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương đó là cam kết của một bên. Khi nghĩa vụ đã phát sinh theo thỏa thuận hoặc theo cam kết thì các bên phải thực hiện đúng các thỏa thuận và cam kết đó. Vì thế cần bổ sung thêm cụm từ đúng thỏa thuận vào Điều 306  
 
Điều 306 qui định: “Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, hợp tác, đúng cam kết, đúng thỏa thuậnkhông vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội”.
 
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán (Điều 327)
 
Điều 327 qui định thứ tự ưu tiên thanh toán khi có nhiều biện pháp bảo đảm đối với tài sản bảo đảm bị xử lý. Điều luật này xác định nguyên tắc ưu tiên cho những biện pháp bảo đảm có chuyển giao tài sản. Qui định này phù hợp với thực tế, vì người nhận bảo đảm đang giữ tài sản bảo đảm thì phải dành quyền ưu tiên trước. Tuy nhiên khoản 2 Điều 327 không thể hiện nội dung ưu tiên thanh toán mà qui định bên nhận nghĩa vụ giao lại tài sản để xử lý. Khoản 2 Điều 327 qui định:
 
“2. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận bảo đảm với bên có quyền cầm giữ được xác định như sau:
 
Trường hợp tài sản bảo đảm đang bị cầm giữ thì bên cầm giữ chỉ phải giao tài sản mà mình đang cầm giữ cho bên nhận bảo đảm để xử lý sau khi bên nhân bảo đảm hoặc bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền cầm giữ” Theo qui định trên, thì bên cầm giữ tài sản phải giao lại tài sản cho bên nhận bảo đảm hoặc bên có nghĩa vụ khi họ thực hiện xong nghĩa vụ đối với người cầm giữ. Qui dịnh này không phù hợp với tiêu đề của Điều luật này: “thứ tự ưu tiên thanh toán”, vì vậy cần sửa lại như sau:
 
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận bảo đảm với bên có quyền cầm giữ được được xác định như sau:
 
Trường hợp tài sản bảo đảm đang bị cầm giữ thì bên cầm giữ phải giao tài sản mà mình đang cầm giữ cho bên nhận bảo đảm để xử lý và được ưu tiên thanh toán từ việc xử lý tài sản đó.
 
Trong trường hợp này bên có nghĩa vụ không chịu thực hiện nghĩa vụ đối với người cầm giữ tài sản và bên nhận bảo đảm, cho nên bên cầm giữ tài sản có nghĩa vụ giao cho bên nhận bảo đảm xử lý và có quyền ưu tiên thanh toán.
 
3.Phương thức xử lý tài sản bảo đảm (Điều 330)
 
Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức đã thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định. Theo nguyên tắc chung thì pháp luật quy định trình tự thủ tục xử lý tài sản rất phức tạp bảo đảm tính khách quan. Cho nên nếu các bên không thỏa thuận về các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm thì buộc phải khởi kiện theo thủ tục tố tụng chung và cơ quan có quyền xử lý tài sản là cơ quan thi hành án. Vì vậy qui định tại khoản 2 Điều 330 chưa phù hợp, vì các bên không thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá. Tuy nhiên người nào có quyền bán đấu giá thì chưa rõ và cũng không thể bán đấu giá ngay khi bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ. Cho nên cần qui định nếu các bên không thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thì tài sản bảo đảm được xử lý theo qui định của pháp luật. Khoản 2 được sửa lại như sau:
 
“2.Trường hợp các bên không thỏa thuận được phương thức xử lý tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản đó xử lý theo quy định của pháp luật”
 
4. Điều 332. Bán, thay thế, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, thế chấp.
 
Đối với hàng hóa là tài sản thế chấp thì bên thế chấp có quyền bán tài sản đó để mua nguyên vật liệu, hoặc hàng hóa khác để tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Để bảo đảm nghĩa vụ của bên thế chấp, thì nguyên vật liệu hoặc hàng hóa mới mua sẽ trở thành tài sản thế chấp tiếp đến khi bên thế chấp thực hiện xong nghĩa vụ. Trường hợp bên thế chấp chưa mua hàng hóa khác thì số tiền bán hàng hóa trở thành tài sản thế chấp. Vì thế khoản 2 qui định chưa phù hợp là khi bán tài sản thế chấp thì hàng hóa mới mua là tài sản cầm cố hoặc thế chấp là chưa phù hợp, vì vậy cần phải loại bỏ cụm từ cầm cố tại đoạn thứ hai điểm b:
 
1. Bên cầm cố, bên thế chấp có quyền bán, trao đổi, tặng cho, thay thế tài sản cầm cố, thế chấp trong các trường hợp sau đây:
 
a) Theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng cầm cố, thế chấp;
 
b) Tài sản cầm cố, thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.
 
Quyền yêu cầu thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản có được từ việc bán, thay thế hàng hóa luân chuyển trờ thành tài sản cầm cố, thế chấp;
 
5. Cầm cố tài sản
 
Cầm cố tài sản là việc cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ để thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố xử lý tài sản cầm cố. Để cầm giữ được thì tài sản phải vật cụ thể, còn các quyền tài sản không thể cầm cố được mà phải thế chấp.
 
Theo qui định tại khoản 3 Điều 335 thì đối tượng cầm cố có quyền đòi nợ, vận đơn, thẻ tiết kiệm. Đây là giấy tờ chứng minh quyền tài sản không phải là tài sản. Vì vậy khoản 3 Điều 335 và Điều 337. Cầm cố quyền đòi nợ, Điều 338. Cầm cố chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, thẻ tiết kiệm. Những điều luật này cần bỏ để phù hợp với bản chất của cầm cố và qui định trong thế chấp tài sản.
 
6. Điều 345. Phạm vi hiệu lực về đối tượng của quyền thế chấp
 
Nội dung Điều này qui dịnh về các loại tài sản là đối tượng của thế chấp cho nêu tiêu đề Điều luật cần bỏ cum từ “Hiệu lực” cho phù hợp.
 
7. Cầm giữ tài sản.
 
Điều 356. Quyền của bên cầm giữ
 
1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng cung cấp dịch vụ.
 
Cầm giữ tài sản phát sinh trong hợp đồng song vụ có chuyển giao tài sản như thuê, gia công, mua bán, dịch vụ. Qui định như khoản 1 như trên chưa bao quát các hợp đồng khác. Vì vậy, cần sửa lại như sau:
 
1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
 
Cần giữ tài sản được qui định từ Điều 354 đến Điều 358. Nội dung của biện pháp bảo đảm này là giữ tài sản để bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ. Vậy Nếu bên có tài sản không thực hiện nghĩa vụ thì hậu quả cua việc cầm giữ chưa được qui định. Vì vậy cần thiết phải cho phép bên cầm giữ có quyền bán tài sản, nhận tài sản để bù trừ nghĩa vụ nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ cho bên cầm giữ tài sản. Vì vậy cần bổ sung thêm một Điều luật về xử lý tài sản cầm giữ.
 
Điều 359 a. Xử lý tài sản cầm giữ.
 
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ, thì bên cầm giữ có quyền nhận tài sản hoặc bán tài sản để thanh toán nghĩa vụ. Nếu giá trị tài sản lơn hơn nghĩa vụ thì bên cầm giữ phải thanh toán phần chênh lệch.
 
8. Bảo lưu quyền sở hữu
 
Bảo lưu quyền sở hữu là một biện pháp bảo đảm quyền cho bên bán tài sản trong trường hợp bên mua chưa trả tiền hoặc chưa trả hết tiền mua, thì không được định đoạt cho người khác tài sản đó. Trường hợp bên mua định đoạt thì bên bán có quyền kiện đòi lại tài sản của mình. Bảo lưu quyền sở hữu đã qui định trong Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 461. Mua trả chậm, trả dần) và các luật liên quan như Luật nhà ở, Luật thương mại…Các luật này qui định chung về bảo lưu quyền sở hữu của bên bán nhưng không qui định cụ thể về trình tự, nội dung và hậu quả pháp lý khi bên mua vi phạm nghĩa vụ. Để tạo cơ sở pháp lý chung cho các luật liên quan áp dụng qui định về bảo lưu quyền sở hữu, Bộ luật dân sự cần phải qui định cụ thể về vấn đề này. Bảo lưu quyền sở hữu được qui định từ Điều 359 đến Điều 363)
 
Bảo lưu quyền sở hữu được áp dụng đối với tài sản là vật trong các hợp đồng mua trả chậm, trả dần. Trường hợp bên mua chưa trả hết tiền mua thì bên bán vẫn có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Tuy nhiên đối với tài sản là vật tiêu hao thì không thể bảo lưu quyền sở hữu được, vì khi sử dụng vật không còn, vì vậy người bán có quyền yêu cầu người mua phải trả tiền mua trong thời hạn nhất định. Trường hợp vật là đối tượng của quyền bảo lưu, mà người mua bán cho người thứ ba, thì quyền bảo lưu của chủ sở hữu vẫn tồn tại đối với tài sản đó, cho nên người thứ ba phải trả số tiền mà người bán còn nợ cua chủ sở hữu tài sản. Từ phân tích như trên có thể thấy qui định tại Điều 360 còn một số vấn đề chưa hợp lý.  
 
Điều 360. Tài sản là đối tượng của quyền bảo lưu
 
1. Tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu có thể là động sản hoặc bất động sản.
 
2. Trương hợp động sản là vật tiêu hao thì các bên có quyền thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu đối với giá trị tương ứng với vật tiêu hao.
 
3. Trường hợp tài sản được bán cho người khác thì việc bảo lưu quyền sở hữu được xác lập đối với quyền đòi nợ của người có nghĩa vụ đối với người đã mua lại tài sản hoặc số tiền bảo hiểm hoàn trả thay cho tài sản.
 
Theo qui định tại khoản 2. Nếu tài sản là vật tiêu hao thì bên bán có quyền bảo lưu quyền sở hữu đối với giá trị tài sản. Qui định này không phù hợp, bởi lẽ khi tài sản đã tiêu hao mà bên mua không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì bên bán không thể lấy lại tài sản đó và cũng không thể yêu cầu bên mua trả số tiền còn lại. Mặc dù các bên có thể thỏa thuận giá trị tài sản tiêu hao thuộc đối tượng của quyền bảo lưu.
 
Tại khoản 3 qui định trường hợp tài sản bán cho người thứ ba thì chủ sở hữu bảo lưu với quyền đòi nợ mà người mua phải trả cho bên bán. Qui định này không có tính khả thi, bởi hai lý do. Thứ nhất, nếu người mua không có tiền trả nợ cho bên bán thì chủ sở hữu không thể yêu cầu người mua trả cho mình số tiền mà người bán còn nợ. Thứ hai, nếu bên mua trả tiền ngay cho bên bán mà bên bán không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì chủ sở hữu không thể yêu cầu người mua trả tiền.
 
Tóm lại, qui định tại khoản 2 và khoản 3 không thể bảo lưu quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản. Vì vậy, khoản 2 cần qui định là nếu tài sản tiêu hao thì người mua và người bán thỏa thuận về thời hạn trả tiền mua sau khi bên mua đã sử dụng tài sản. Đối với khoản 3, cần qui định chủ sở hữu có quyền bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho người thứ ba. Qui định như vậy sẽ bảo lưu được quyền sở hữu. Vì người thứ ba buộc phải thanh toán tiền cho chủ sở hữu thay cho người mua. Nếu không thanh toán thì người chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản theo qui định tại Điều 361. Từ phân tích như trên Điều 361 cần thiết kế lại như sau:
 
Điều 360.Tài sản là đối tượng của quyền bảo lưu
 
1. Tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu có thể là động sản hoặc bất động sản.
 
2. Trường hợp động sản là vật tiêu hao thì các bên có quyền thỏa thuận về thời hạn trả tiền sau khi sử dụng tài sản đó.
 
3. Trường hợp tài sản hoặc người bán cho người khác thì quyền bảo lưu tiếp tục được áp dụng đối với tài sản đã bán.
 
9. Trách nhiệm dân sự
 
Trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý xấu đối với bên vi phạm nghĩa vụ. Trường hợp bên vi phạm nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện trách nhiệm hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc phải thực hiện trách nhiệm đó. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thường áp dụng theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không thỏa thuận thì áp dụng qui định của pháp luật.
 
Đối với nghĩa vụ trả tiền thì bên có nghĩa vụ phải trả số tiền trị giá của nghĩa vụ bị vi phạm. Nếu bên có nghĩa vụ phải tiền không trả đúng thời hạn thì phải trả lãi suất trên số tiền chưa trả. Lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc theo pháp luật qui định. Trường hợp pháp luật không qui định hoặc các bên có thỏa thuận về lãi suất chậm trả trước thời điểm pháp luật qui định thì cần phải áp dụng mức lãi suất cao nhất của ngân hàng lớn cho vay vào thời điểm trả nợ. Mức lãi suất này là căn cứ thực tiễn để tính lãi suất khi pháp luật chưa qui định về lãi suất và cho phép tính lãi suất cao nhất là 200% lãi suất của ngân hàng cho vay sẽ phù hợp với qui định về lãi suất trong hợp đồng cho vay.
 
Điều 381. Trách nhiệm do không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền
 
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
 
Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá lãi suất mà luật quy định phải tuân thủ, nếu có. Trường hợp thỏa thuận về lãi suất chậm trả có trước thời điểm luật quy định về lãi suất phải tuân thủ thì áp dụng lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vi phạm quy định về cấm cho vay nặng lãi.
 
Qui định trên không có cơ sở, bởi vì trước thời điểm qui định về lãi suất, tức là nhà nước không qui định về lãi suất cơ bản hay nói cách khác nhà nước thả nổi lãi suất, thì trường hợp này cũng không có sơ sở để xác định được việc cho vay nặng lãi (10 lần lãi suất do nhà nước qui định). Nếu áp dụng mức lãi suất mà nhà nước qui định sau khi các bên đã thỏa thuận thì sẽ không phù hợp, bởi vì mức lãi suất được thả nổi do trượt giá có thể rất cao nhưng sau đó nhà nước điều chỉnh ổn định được hệ số trượt giá vừa phải thì mức lãi suất qui định sẽ thấp. Vì lẽ đó nên lấy lãi suất cao nhất của một ngân hàng lớn cho vay là phù hợp, vì thế nên sửa lại đoạn cuối khoản 1 là: “…Trường hợp thỏa thuận về lãi suất chậm trả có trước thời điểm luật quy định về lãi suất phải tuân thủ thì áp dụng lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 200% mức lãi suất cao nhất của ngân hàng cho vay tại thời điểm trả nợ.
 
10. Qui định chung về hợp đồng
 
Điều 490. Khái niệm hợp đồng áp dụng pháp luật
 
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với nhau hoặc đối với người khác.
 
Qui định này chưa bao quát đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba nên cần bổ sung cụm từ hoặc đối với người khác.  
 
Điều 433. Thực hiện hợp đồng song vụ
 
2. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì cá bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nòa khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.
 
Qui định này không phù hợp với thực tiễn. Đa số các hợp đồng đều song vụ thì việc thực hiện hợp đồng không thể đồng thời nhau, trừ trường hợp đặc biệt. Ví dụ hợp đồng cho thuê, mua bán…đều không thỏa thuận bên nào phải thực hiện nghĩa vụ trước thì cũng không thể cùng thực hiện được. Đây là trường hợp hiếm xảy ra, vì vậy không cần phải qui định.
 
Điều 441. Thỏa thuận phạt vi phạm
 
….
 
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thỏa thuận về bồi thường thì bên vi phạm phải bồi thường và bị phạt vi phạm.
 
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm
 
Đoạn cuối của khoản 3 trên đã loại bỏ trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ của bên vi phạm. Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự, nếu vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Ngoài ra nếu các bên có thỏa thuận về các biện pháp bổ sung thì áp dụng cả các biện pháp bổ sung đó. Vì vậy cần sửa lại như sau: 
 
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại Trường hợp các bên không thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, thì bên vi phạm phải bồi thường theo qui định của pháp luật và phải chịu phạt theo thỏa thuận.
 
Theo qui định trên thì các bên có thể thỏa thuận bồi thường thấp hơn hoặc cao hơn thiệt hại thực tế. Nếu các bên không thỏa thuận về việc không phải bồi thường hoặc bồi thường thấp hoặc cao hơn hợp thực tế, thì theo nguyên tắc chung bên gây thiệt hại phải bồi thường theo qui định của pháp luật.
 
III. SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
 
Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng được qui định từ Điều 444 đến Điều 452. Trong đó qui định về hủy bỏ hợp đồng từ Điều 446 đến Điều 452. Tuy nhiên không có Điều luật nào qui định về đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng tại một số hợp đồng cụ thể có qui định về đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ví dụ dự thảo qui định:
 
Điều 544. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ
 
Điều 592. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
 
Vì trong dự thảo trong các hợp đồng cụ thể còn các qui định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, cho nên cần phải có một Điều luật qui định chung về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và hậu quả pháp lý, vì vậy cần thiết giữ nguyênĐiều 426. Đơn phương chấm dứt hợp đồng (xem Điều 426 BLDS 2005)
 
Điều 444. Sửa đổi hợp đồng
 
1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.
 
2. Trong trường hợp hợp đồng phải được lập theo một hình thức luật quy định thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân the
o hình thức đó.
 
Sửa đổi là thay thế từ câu, điều khoản đã qui định còn bổ sung là thêm vào một từ câu, điều khoản mới. Nếu các bên không sửa đổi mà chỉ bổ sung một Điều khoản vào hợp đồng thì Điều khoản đó có hiệu lực hay không. Vì thế Mục III qui định cần sửa là:
 
III, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
 
444. Sửa đổi hợp đồng.
 
1. Các bên có thê thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
 
2. Trong trường hợp hợp đồng phải được lập theo một hình thức luật quy định thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.
 
Điều 445. Chấm dứt hợp đồng
 
Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
 
4.Hợp đồng bị hủy bỏ;
 
5.Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng
 
Như phần trên đã phân tích cần giữ nguyên Điều 426 cũ, cho nên Điều 445 cần bổ sung khoản 5.
 

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 16 lượt

Tổng số đã xem: 1384757 lượt

090 574 6666