Xác định tranh chấp thừa kế và các tranh chấp khác

Ngày đăng: 30/10/2020
Xác định đúng quan hệ pháp luật là để áp dụng đúng pháp luật. Quan hệ pháp luật khác nhau thì pháp luật áp dụng để giải quyết khác nhau....
Hỏi: Những vụ án tranh chấp liên quan liên quan đến đất đai, khi nào xác định quan hệ pháp luật là tranh chấp thừa kế, tranh chấp nhà ở... thẩm quyền giải quyết và thời hiệu?
 
Đáp: Xác định đúng quan hệ pháp luật là để áp dụng đúng pháp luật. Quan hệ pháp luật khác nhau thì pháp luật áp dụng để giải quyết khác nhau. Ví dụ: cùng là quan hệ được xác lập năm 1995, nếu chỉ là tranh chấp đất thì chỉ áp dụng Luật đất đai năm 2013, nếu là tranh chấp nhà thì áp dụng Pháp lệnh nhà ở, nếu là tranh chấp thừa kế thì áp dụng Pháp lệnh Thừa kế.
 
* Về xác định quan hệ pháp luật: Xác định quan hệ pháp luật là căn cứ vào yêu cầu của đương sự (khởi kiện của nguyên đơn, phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có liên quan), cụ thể như sau: 
 
- Thứ nhất: Xác định đó chỉ là tranh chấp về quyền sử dụng đất nếu như trên đất đó không có tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng các bên không có tranh chấp về tài sản đó.
 
- Thứ hai: Xác định là tranh chấp về nhà ở nếu gắn liền với đất đó là nhà ở và có tranh chấp về nhà ở.
 
- Thứ ba: Xác định đó là tranh chấp về thừa kế nếu như việc xác định quyền sử dụng đất đó trên cơ sở pháp luật về thừa kế.
 
- Thứ tư: Xác định là quan hệ hôn nhân và gia đình nếu đất tranh chấp có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.
 
- Thứ năm: Xác định là các quan hệ pháp luật khác khi QSDĐ gắn với các qua hệ đó, như là quan hệ góp vốn, đầu tư...
 
* Về thẩm quyền: Từ việc xác định đúng quan hệ tranh chấp mới có cơ sở xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Nếu chỉ là tranh chấp đất thì áp dụng quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2003 để phân biệt thẩm quyền của Tòa án nhân dân với UBND; nếu là tranh chấp thừa kế, tranh chấp tài sản chung của vợ chồng thì thẩm quyền giải quyết là của Tòa án; nếu tranh chấp quan hệ góp vốn thì lại phải xem xét cụ thể quan hệ tranh chấp để phân biệt thẩm quyền cẩu Tòa án dân sự hay Tòa án kinh tế.
 
* Về thời hiệu khởi kiện: Cũng trên cơ sở xác định quan hệ pháp luật cụ thể mà xác định thời hiệu khởi kiện. Nguyên tắc là những quan hệ tranh chấp đã được quy định thời hiệu cụ thể thì áp dụng quy định cụ thể chứ không áp dụng quy định chung. Ví dụ: quy định thời hiệu khởi kiện nói chung theo Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự là 2 năm kể từ khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm nhưng là khởi kiện về thừa kế thì phải áp dụng theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế; cũng là thừa kế nhưng là thừa kế về nhà ở có thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/7/1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia thì phải áp dụng quy định tại Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 là thời gian từ 01/7/1996 đến 01/9/2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện.
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại VP: 024 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 38 lượt

Tổng số đã xem: 1382123 lượt

090 574 6666