Thông tư 76/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn quản lý các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày đăng: 20/10/2020
Thông tư này hướng dẫn nội dung quản lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường gồm: trình tự xác định; lập kế hoạch; xây dựng đề cương và dự toán ngân sách tổng thể và hàng năm; tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện; thẩm định đề cương và dự toán; ký hợp đồng; tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát; nghiệm thu kết quả và thanh lý hợp đồng. Các nội dung khác không quy định trong Thông tư này được áp dụng theo các văn bản hiện hành.
  Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn nội dung quản lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường gồm: trình tự xác định; lập kế hoạch; xây dựng đề cương và dự toán ngân sách tổng thể và hàng năm; tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện; thẩm định đề cương và dự toán; ký hợp đồng; tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát; nghiệm thu kết quả và thanh lý hợp đồng. Các nội dung khác không quy định trong Thông tư này được áp dụng theo các văn bản hiện hành.
2. Thông tư này áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Các nguồn kinh phí khác sử dụng cho hoạt động môi trường nhưng chưa có hướng dẫn riêng thì áp dụng theo Thông tư này.
           Nguyên tắc chung
                     1. Phải tuân thủ các quy định hiện hành.
                     2. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, phù hợp với nhiệm vụ của ngành, đảm bảo tính thống nhất và không trùng lặp.
                     3. Các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân chủ trì phải chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao.
            Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ 
                     1. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc Bộ quản lý ít nhất mỗi năm 01 lần, không kể kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Báo cáo và Biên bản kiểm tra (mẫu kèm theo tại Biểu 12) là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ đánh giá kết quả hàng năm và nghiệm thu nhiệm vụ.
                     2. Tổ chức chủ trì kiểm tra mỗi năm ít nhất 02 lần việc thực hiện nhiệm vụ được giao và báo cáo về Bộ theo quy định.
                     3. Nội dung kiểm tra: tiến độ, sản phẩm, kinh phí và các vấn đề phát sinh.
Văn phòng luật sư Nam Hà Nội - HSLAWS - Luật sư tư vấn pháp luật.
Đọc văn bản ( Nguồn vietlaw.gov.vn )

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 15 lượt

Tổng số đã xem: 1455706 lượt

090 574 6666