Những hợp đồng về giao dịch bất động sản nào bắt buộc phải công chứng tại Phòng công chứng, Văn phòng công chứng?

Ngày đăng: 09/11/2020
Những hợp đồng về giao dịch bất động sản bắt buộc công chứng tại Phòng công chứng, Văn phòng công chứng gồm có: Hợp đồng mua bán nhà ở; Hợp đồng mua bán bất động sản đấu giá....
Hỏi: Những hợp đồng về giao dịch bất động sản nào bắt buộc phải công chứng tại Phòng công chứng, Văn phòng công chứng?
 
Đáp:
 
✠ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật công chứng 2014  Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
 
✠ Các hợp đồng và giao dịch nói chung, hợp đồng về giao dịch bất động sản nói riêng sẽ được công chứng trong trường hợp pháp luật có quy định bắt buộc phải công chứng hoặc do các bên tự nguyện. Theo quy định của pháp luật, các hợp đồng trong giao dịch bất động sản phổ biến phải công chứng hiện nay bao gồm:
 
1. Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Trừ trường hợp mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua Nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư. (Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

2. Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp nếu một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản. (Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)

3. Hợp đồng cho tặng nhà ở hoặc bất động sản khác phải chuyển quyền sở hữu tài sản là bất động sản đó cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận, phải lập thành văn bản và phải công chứng, chứng thực. Trừ trường hợp: tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương. (Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và khoản 1 Điều 459  Bộ Luật Dân sự 2015).

4. Hợp đồng Thế chấp nhà ở bắt buộc phải công chứng do tiềm ẩn nhiều rủi ro và tranh chấp của loại giao dịch này. (Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014)

5. Hợp đồng đổi nhà ở là giao dịch về chuyển quyền sở hữu để được Nhà nước công nhận và sang tên sở hữu nên cần thiết có sự xác minh, kiểm soát về tính pháp lý nên bắt buộc phải công chứng. (Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014)

6. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở trừ trường hợp góp vốn bằng nhà ở bởi một bên là tổ chức. (Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014)

7. Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Theo khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666
TIN TỨC LIÊN QUAN

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 14 lượt

Tổng số đã xem: 1426694 lượt

090 574 6666