Pháp luật về Hôn nhân & Gia đình Việt Nam

Ngày đăng: 24/09/2020
Gia đình là tế bào của xã hội. Do vậy, dù bất cứ ở giai đoạn phát triển nào, chế độ xã hội nào gia đình luôn được Nhà nước quan tâm tác động bằng chính sách, điều chỉnh bằng pháp luật...
Hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn gia đình là tế bào của xã hội, trong đó kết hợp chặt chẽ, hài hòa gữa lợi ích của các công dân với lợi ịch của Nhà nước. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ dự thảo Luật hôn nhân gia đình năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại thì mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội chính là gia đình". Do vậy, dù bất cứ ở giai đoạn phát triển nào, chế độ xã hội nào gia đình luôn được Nhà nước quan tâm tác động bằng chính sách, điều chỉnh bằng pháp luật. Quyền hôn nhân và gia đình của con người cũng được đặt trong tiến trình đó và mang nhiều đặc tính đa dạng.
 
Với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hôn nhân gia đình là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thể chế hóa nhằm điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và gia đình (quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản).
 
Luật Hôn nhân gia đình với ý nghĩa là một môn học đó là hệ thống những khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tính chất lý luận về pháp Luật Hôn nhân gia đình cũng như thực tiễn áp dụng thi hành Luật Hôn nhân gia đình 
 
Với ý nghĩa là một văn bản pháp luật cụ thể đó là kết quả của công tác hệ thống hóa pháp luật, xây dựng pháp luật trong đó có chứa quy phạm của nhiều ngành luật, nhưng nội dung chủ yếu là Luật Hôn nhân gia đình 
 
Hệ thống pháp luật Việt Nam rất đa dạng và phong phú với hàng ngàn các văn bản, quy phạm pháp luật. Ở mỗi thời kỳ đều có một hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng biệt: 
 
- Trong thời gian chính quyền Ngô Đình Diệm cầm quyền ở miền nam Việt Nam, chính quyền này đã thông qua hai văn bản pháp luật mang tính pháp điển đó là Luật Gia đình 1959 và Bộ Luật Dân sự năm 1972. 
  
- Đến năm 1986, đất nước ta hoàn toàn đổi mới, mọi chính sách, quy định cũ không còn phù hợp, Luật Hôn nhân gia đình năm 1986 lại ra đời. Theo Luật này, chế độ về tài sản chung vợ chồng và nhiều vấn đề khác về quan hệ nhân thân cũng còn nhiều hạn chế. 
 
- Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 ra đời kèm theo là Nghị định số 70/2001/NĐ–CP quy định chi tiết Luật Hôn nhân gia đình là một thành tựu vượt bậc, một sự thay đổi cơ bản gây nhiều tranh cãi về chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. 
 
Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 và một số văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo nên một sự khác biệt đáng kể so với chế độ tài sản pháp định thuần túy mà chúng ta vẫn thường thấy. 
 
Quý khách tham khảo hệ thống văn bản pháp luật về Hôn nhân gia đình tại đây.
 

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 32 lượt

Tổng số đã xem: 1417394 lượt

090 574 6666