Quan hệ nuôi con nuôi

Ngày đăng: 23/09/2020
Pháp luật về đăng ký nuôi con nuôi có những quy định cụ thể về xác lập quan hệ giữa cha mẹ và con, giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi để đảm bảo cho người được nhận nuôi được chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội...
Pháp luật về nuôi con nuôi tại Khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi quy định “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi”. Việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ và con. Theo đó, cha mẹ nuôi có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc để con nuôi được phát triển trong môi trường gia đình. Mọi hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mà không hướng tới mục đích nhằm xác lập mối quan hệ cha, mẹ con lâu dài, bền vững thì đều không được pháp luật công nhận đó là quan hệ nuôi con nuôi với đầy đủ ý nghĩa pháp lý của nó. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để phân biệt đối với các trường hợp nuôi con nuôi theo phong tục tập quán, nuôi con nuôi tình nghĩa hoặc nuôi con nuôi khác đã và đang tồn tại trong đời sống thực tế.
 
Quyền và nghĩa vụ trong quan hệ nuôi con nuôi:
 
Luật nuôi con nuôi xác định: Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên trong gia đình cha mẹ nuôi cũng có quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định pháp luật về hôn nhân gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
 
Cha mẹ nuôi có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. 
 
Con nuôi có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ nuôi, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. (Điều 57 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000)
 
Căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi được quy định tại Điều 25 Luật nuôi con nuôi trong các trường hợp sau:
 
- Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
 
- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phán tán tài sản của cha mẹ nuôi;
 
- Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh sự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
 
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em;
 
- Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi;
 
- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
 
- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
 
- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước;
 
- Ông bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh chị em nhận nhau làm con nuôi;
 
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi  phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
 

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 45 lượt

Tổng số đã xem: 1540948 lượt

090 574 6666