Kỹ năng lập kế hoạch

Ngày đăng: 09/10/2020
Trong cuộc sống ngày nay, nhìn đâu ta cũng thấy một sự tất bật, xô bồ, hối hả. Khi mà công việc càng ngày càng áp lực, căng thẳng và phức tạp thì cách làm việc và sắp xếp công việc ngẫu hứng không còn phù hợp nữa, thay vào đó là việc lập kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả ngày càng trở nên quan trọng và hữu ích.
❒ Kế hoạch là tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, đặt ra những mục tiêu cụ thể nhất và xác định biện pháp tốt nhất,… để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã được đề ra. Khi đã lập được kế hoạch thì tư duy quản lý của bạn sẽ có hệ thống hơn để giúp bạn dự đoán được điều gì sắp xảy ra.
 
Để có thể lập được kế hoạch chi tiết và khoa học, bạn có thể theo các bước như sau:
 
1. Xác định mục tiêu và yêu cầu:
 
Khi bắt tay vào làm một công việc, trước tiên bạn cần phải tự hỏi mình:
 
- Tại sao bạn phải làm công việc này?
- Ý nghĩa của công việc đó đối với tổ chức, bộ phận của bạn?
- Sẽ có hậu quả gì nếu bạn không thực hiện chúng?
Một khi đã xác định được yêu cầu, mục tiêu bạn sẽ luôn hướng trọng tâm công việc vào mục tiêu đó và đánh giá hiệu quả cuối cùng.
 
2. Xác định nội dung của công việc:
 
- Nội dung của công việc đó là gì?
- Bạn hãy đưa chỉ ra các bước để thực hiện công việc được giao.
- Bạn phải chắc chắn rằng, bước sau là sự phát triển của bước trước nó.
 
3. Xác định các cách thức thực hiện:
 
- Các tài liệu hướng dẫn thực hiện? ( những cách thức thực hiện từng công việc)
- Tiêu chuẩn ra sao?
- Có máy móc thì vận hành như thế nào?
 
4. Xác định phương pháp kiểm soát:
 
Cách thức kiểm soát liên quan đến:
 
- Công việc có những đặc tính gì?
- Làm thế nào để có thể đo lường các đặc tính đó?
- Có bao nhiêu điểm kiểm soát và bao nhiêu điểm kiểm soát trọng yếu.
 
5. Xác định phương pháp kiểm tra
 
Phương pháp kiểm tra liên quan đến:
 
- Trong công việc có những bước nào cần phải kiểm tra.
- Tần suất kiểm tra công việc như thế nào? Việc kiểm tra thực hiện 1 lần hay thường xuyên?
- Ai là người tiến hành kiểm tra?
- Có những điểm kiểm tra nào trọng yếu?
- Tổ chức của bạn không thể có đủ các nguồn lực để kiểm tra tất cả các công đoạn, vì vậy chỉ tiến hành kiểm tra điểm trọng yếu.
 
(Nguồn tổng hợp)

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 12 lượt

Tổng số đã xem: 1384027 lượt

090 574 6666