Quyền của tổ chức, cá nhân nước ngoài với quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Ngày đăng: 07/11/2020
Theo quy định tại Điều 21, Điều 129 Luật nhà ở; Điều 1, Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 Nghị quyết 19/2008/QH12; Điều 4 Nghị định 51/2009/NĐ-Cp;Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật nhà ở ...
Hỏi: Quyền của tổ chức, cá nhân nước ngoài với quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam có khác nhau không?
 
Đáp:
 
✠ Theo quy định tại Điều 21, Điều 129 Luật nhà ở; Điều 1, Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 Nghị quyết 19/2008/QH12; Điều 4 Nghị định 51/2009/NĐ-Cp; Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật nhà ở và Điều 121 của Luật đất đai thì ta có thể so sánh quyền của tổ chức, cá nhân nước ngoài với quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

Tiêu chí so sánh Tổ chức nước ngoài Cá nhân nước ngoài Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
KHÁC NHAU
Loại nhà ở được sở hữu Căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại Mọi loại nhà ở
Số lượng nhà ở được phép sở hữu Một hoặc một số căn hộ phụ thuộc nhu cầu nhà ở của người lao động làm việc tại tổ chức đó Một căn hộ Tuỳ vào từng đối tượng cụ thể, có thể chỉ được sở hữu một nhà ở hoặc không bị giới hạn số lượng nhà ở được quyền sở hữu
Cho thuê, thuê mua nhà ở Không được quyền cho thuê nhà ở Được quyền cho thuê nhà ở
Đổi, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở Không được đổi, cho mượn, cho ở nhờ Được quyền đổi, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở
Chuyển nhượng, tặng cho nhà ở Được chuyển nhượng, tặng cho sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở Được chuyển nhượng, tặng cho sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở Được quyền chuyển nhượng, tặng cho tại mọi thời điểm
GIỐNG NHAU
Quyền góp vốn Không được góp vốn bằng quyền sở hữu nhà
Uỷ quyền cho người khác quản lý nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình Được quyền uỷ quyền cho người khác quản lý nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình
Quyền sử dụng quyền sở hữu nhà để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ dân sự Được thế chấp nhà ở tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam
Để lại thừa kế Được quyền để lại thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật
Các quyền khác
- Được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, xác nhận những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật;

- Bảo trì, cải tạo nhà ở và sử dụng không gian của nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc và các quy định của pháp luật Việt Nam;
 
- Được bồi thường thiệt hại khi phải phá dỡ, giải toả theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở.
 
Các quyền khác:
 
- Được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, xác nhận những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật;
 
- Bảo trì, cải tạo nhà ở và sử dụng không gian của nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc và các quy định của pháp luật Việt Nam;
 
- Được bồi thường thiệt hại khi phải phá dỡ, giải toả theo quy định của pháp luật Việt Nam;
 
- Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở.  
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 21 lượt

Tổng số đã xem: 1439350 lượt

090 574 6666