Kinh phí bảo trì phần sở hữu nhà chung cư

Ngày đăng: 07/11/2020
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Nghị định 90/2006/NĐ-CP; Điều 19, Điều 20 Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành theo Quyết định 08/2008/QĐ-BXD...
Hỏi: Kinh phí bảo trì phần sở hữu nhà chung cư được thu, quản lý, sử dụng như thế nào?
 
Đáp:
 
✠ Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Nghị định 90/2006/NĐ-CP; Điều 19, Điều 20 Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành theo Quyết định 08/2008/QĐ-BXD thì việc thu, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư được quy định như sau:
 
1. Việc thu kinh phí bảo trì nhà chung cư:
 
- Đối với nhà chung cư được bán kể từ ngày 01-07-2006 thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp các khoản kinh phí sau để phục vụ cho công tác bảo trì nhà chung cư:
 
+ Đối với diện tích nhà bán thì phải nộp 2% tiền bán. Khoản tiền này được tính vào tiền bán nhà mà người mua phải trả; + Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích sử dụng chung) thì phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó. Phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của chung cư đó.
 
- Đối với nhà chung cư được bán từ trước ngày 01-07-2006 mà chủ đầu tư chưa thu 2% thì kinh phí bảo trì được phân bổ như sau:
 
+ Chủ đầu tư có phần diện tích giữ lại (không tính phần diện tích sử dụng chung) đóng góp chi phí bảo trì được phân bổ tương ứng với diện tích giữ lại;
 
+ Các chủ sở hữu căn hộ đóng góp 70% kinh phí bảo trì được phân bổ tương ứng với diện tích riêng. Ngân sách địa phương hỗ trợ 30% kinh phí còn lại cho các chủ sở hữu để thực hiện việc bảo trì.
 
Lưu ý:
 
- Các khoản kinh phí này được trích trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này). Căn cứ vào hướng dẫn tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 01/2009/TT-BXD, từ ngày 13-4-2009 (ngày Thông tư 01 có hiệu lực), Hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư phải ghi rõ giá bán căn hộ nhà chung cư đã bao gồm cả kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư (2% tiền bán căn hộ).
 
- Trường hợp kinh phí thu được để bảo trì phần sở hữu chung không đủ thì huy động từ đóng góp của các chủ sở hữu tương ứng với phần diện tích sở hữu riêng của từng chủ sở hữu trong nhà chung cư.
 
1. Việc sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư:
 
- Kinh phí bảo trì dùng để phục vụ cho công tác bảo trì theo quy định của Quy chế quản lý nhà chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác;
 
- Trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư khi xây dựng lại nhà chung cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì nhà chung cư sau khi xây dựng lại.
 
2. Việc quản lý kinh phí bảo trì nhà chung cư:
 
- Chủ đầu tư có trách nhiệm lập tài khoản tiền gửi cho từng nhà chung cư tại ngân hàng thương mại với lãi suất không thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kì hạn kể từ khi đưa nhà chung cư vào sử dụng và bàn giao tìa khoản đó cho Ban quản trị khi Ban quản trị được bầu ra. Ban quản trị quản lý tài khoản kinh phí bảo trì với hình thức đồng chủ tài khoản (gồm Trưởng Ban quản trị và một thành viên do Ban quản trị cử ra) để quản lý và sử dụng khoản kinh phí này theo quy định của pháp luật về tài chính.
 
- Số tiền lãi phát sinh trong mỗi kỳ do gửi tiền tại ngân hàng phải được bổ sung vào kinh phí bảo trì.
 
- Việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng bảo trì được thực hiện theo các quy định của pháp luật về xây dựng và hợp đồng dân sự. -
 
Đơn vị quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư phải lập sổ theo dõi thu chi đối với kinh phí bảo trì và phối hợp thực hiện kiểm tra việc quyết toán và quản lý thu chi theo quy định của pháp luật về tài chính; công khai các khoản thu, chi kinh phí thực hiện việc bảo trì nhà chung cư với người sử dụng nhà chung cư tại Hội nghị nhà chung cư hàng năm.
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 16 lượt

Tổng số đã xem: 1439511 lượt

090 574 6666