Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội theo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi

Ngày đăng: 30/09/2020
Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội theo Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016
1.1. Đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc
 
Ngoài việc, luật hóa một số nhóm đối tượng đã được thực hiện ổn định theo các văn bản hướng dẫn Luật BHXH năm 2006 như: học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. Luật BHXH 2014 bổ sung một số nhóm đối tượng sau:
- Người lao động làm việc theo mùa vụ hợp đồng lao động từ 01 đến dưới 03 tháng (Điểm b, Khoản 1, Điều 2 thực hiện từ 01/01/2018 để đảm bảo tính khả thi do trước mắt việc quản lý đối với đối tượng này là hết sức khó khăn);
- Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề (Khoản 2, Điều 2 thực hiện từ 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ);
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. (Điểm g, Khoản 1, Điều 2 tham gia BHXH đối với 2 chế độ hưu trí và tử tuất). Đối tượng này tuy cũng đã được quy định trong Luật BHXH 2006 nhưng mới chỉ áp dụng đối với người mà trước đó đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc.
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (Điểm i, Khoản 1, Điều 2 tham gia BHXH đối với 2 chế độ hưu trí và tử tuất).
 
1.2 Đối tượng áp dụng BHXH tự nguyện
 
Bỏ quy định về giới hạn tuổi trần tham gia BHXH tự nguyện để tạo điều kiện cho những người từ đủ 45 tuổi trở lên đối với nam, 40 tuổi trở lên đối với nữ được tham gia BHXH tự nguyện.
Cùng với việc bỏ giới hạn về trần tuổi tham gia BHXH tự nguyện, để khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện, Luật BHXH 2014 đã giảm mức sàn thu nhập thấp nhất làm căn cứ đóng BHXH từ mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) xuống bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (Khoản 1, Điều 87) để phù hợp với khả năng tham gia của người dân.
Đồng thời, Luật còn quy định: Nhà nước có chính sách hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện (khoản 2, Điều 6) và Chính phủ căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng của ngân sách Nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện (Khoản 1 và Khoản 3, Điều 87).

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 11 lượt

Tổng số đã xem: 1466270 lượt

090 574 6666