Nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất đòi lại quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất
Ngày đăng: 31/10/2020
Theo quy định tạ Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự thì: Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp...
Hỏi: Đối với việc chia tài sản chung, đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có buộc đương sự cung cấp biên bản bàn giao ranh giới đất không? Bị đơn không có yêu cầu phản tố thì phải có nghĩa vụ chứng minh không?
Trả lời:
Không phải trong mọi trường hợp khi giải quyết việc chia tài sản chung, đòi tại tài sản là quyền sử dụng đất đều buộc đương sự cung cấp biên bản giao ranh giới đất. Khi biên bản đó có ý nghĩa chứng minh để giải quyết vụ án thì nó mới là chứng cứ và cần thiết phải xuất trình. Ví dụ: đương sự cho rằng mình bị lấn đất thì biên bản giao ranh giới đất là chứng cứ của vụ án; nhưng trong vụ án khác, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà, nguyên đơn chỉ yêu cầu hủy hợp đồng do bị đơn đã vi phạm hợp đồng về thời gian trả tiền thì biên bản giao ranh giới đất không phải là chứng cứ của vụ án. Không phải chỉ có nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh, cũng không phải chỉ có bị đơn có yêu cầu phản tố mới có nghĩa vụ chứng minh.
Theo quy định tạ Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự thì:
1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác dối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
Như vậy, nguyên đơn hay bị đơn đều có nghĩa vụ chứng minh. Nói “yêu cầu” hay “phản đối yêu cầu” là nói chung, nói cụ thể là ai nêu ra tình tiết, sự kiện pháp lý thì người đó có nghĩa vụ chứng minh cho tình tiết, sự kiện mình đã nêu ra là có căn cứ. Cũng phải lưu ý đến quy định những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh được quy định tại Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự như “một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh” để xác định nghĩa vụ chứng minh một cách chính xác.
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666
PHẢN HỒI KHÁCH HÀNG
pham thanh thuy nói:
vo chong toi ket hon tu nam 2008 den nay da sinh duoc mot chau gai 4tuoi.Den thoi diem nay ca hai chung toi deu thuan tinh ly hon.tai san truoc khi ket hon ve rieng toi nhu sau:bo me cho toi hai chiec xe may,hien giay to van dung ten bo cua toi.ve tai san co duoc sau khi ket hon nhu sau:1-dat o do bo me chong cho chung toi dat de lam nha nhung ko cho lam so do,khi vo chong ly hon bo chong toi doi lai dat,2-Nha o bo me de toi cho va tien hai vo chong gop tien de xay(tien cho cung chi bang tay khong co giay to bien nhan}.nguyen vong cua toimong muon do la:duoc nhan nuoi con,ve tai san nha va dat chia doi cho hai vo chong.toi xin duoc tu van ve nguyen vong nuoi con va viec phan phan chia tai san theo luat phap thi se phan dinh nhu the nao.kinh mong nhan duoc su giai dap.toi xin tran trong cam on
Trần Mai Hoa nói:
Hai vợ chồng tôi đã kết hôn từ năm 2005 đến nay đã sinh được 02 đứa con, 1 con trai 8 tuổi và 1 con gái 2,5 tuổi. Đến nay vợ chồng tôi muốn ly hôn (có lý do). Tài sản có được sau khi đã kết hôn cụ thể: 1- Đất ở do bố mẹ hai bên cho tiền để mua (tiền hai bên chỉ trao tay không có giấy biên nhận; Tên trong giấy Quyền sử dụng đất chỉ đứng tên chồng. trong thời gian vợ chồng bất đồng, mẹ chồng tôi đã làm lại giấy quyền sử dụng đất đứng tên mẹ chồng tôi (Bà đòi lại đất với mục đích chiếm đoạt cả phần đất); 2- Nhà cũng được bố mẹ hai bên cho để xây (tiền cũng chỉ chi bằng tay không có giấy tờ biên nhận). Nguyện vọng: - Về con tôi là mẹ muốn được nuôi cả 2 con không cần chợ cấp của bố; - Về tài sản nhà và đất chia đôi cho cả hai vợ chồng. Xin được tư vấn: - Nguyện vọng về nuôi con; - Tỷ lệ phân chia tài sản và xác định tài sản chung, tài sản riêng như tôi đã trình bầy theo pháp luật thì phân định như thế nào. Xin trân trọng cảm ơn
TIN TỨC LIÊN QUAN