Thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết Ly hôn

Ngày đăng: 24/09/2020
Theo quy định tại Điều 27, Điều 28, Bộ luật tố tụng dân sự thì  những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định như sau...
Tóa án có vị trí, vai trò quan trọng trong Bộ máy Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là nơi thực hiện công lý và công bằng xã hội thông qua chức năng xét xử. Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tình mạng, tài sản, tự do và danh dự của công dân.
 
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Tòa án là nơi bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình khi có tranh chấp hoặc có các yêu cầu liên quan đến hôn nhân và gia đình. Tòa án luôn cố gắng xây dựng mối đoàn kết trong việc xét xử, hòa giải tại Tòa; hàn gắn và khôi phục lại một phần những mâu thuẫn, giữ được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.
 
Thẩm quyền giải quyết của Tòa trong Hôn nhân gia đình bao gồm giải quyết các tranh chấp (thủ tục giải quyết vụ án dân sự) và yêu cầu (thủ tục giải quyết việc dân sự) về Hôn nhân và gia đình.
 
Theo quy định tại Điều 27, Điều 28, Bộ luật tố tụng dân sự thì những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định như sau: 
 
“Điều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án 
 
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
 
 
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
 
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;
 
5. Tranh chấp về cấp dưỡng;
 
6. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định. 
 
Điều 28. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án: 
 
1. Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật;
 
2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
 
3. Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
 
4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;
 
5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
 
6. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
 
7. Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định”

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 13 lượt

Tổng số đã xem: 1424619 lượt

090 574 6666