Nhiệm vụ và quyền hạn của thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản

Ngày đăng: 16/11/2020
Điều 9 Luật Phá sản 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản như sau:
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản
 
1. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết.
 
2. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
 
3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
 
4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
 
5. Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết. 
 
6. Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.
 
7. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
 
8. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
 
9. Tổ chức Hội nghị chủ nợ.
 
10. Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
 
11. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
 
12. Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
 
13. Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
 
14. Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
 
15. Phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này. 
 
16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 13 lượt

Tổng số đã xem: 1437043 lượt

090 574 6666