Thủ tục phá sản Doanh nghiệp

Ngày đăng: 08/10/2020
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn có trình độ chuyên môn cùng với mục tiêu cung cấp dịch vụ pháp lý " nhanh chóng, hiệu quả, chính xác", HSLAWS tư vấn cho doanh nghiệp thủ tục phá sản doanh nghiệp...
I. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
 
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2014; Sau khi nhân đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán quyết định mở thủ tục phá sản. Căn cứ vào quy định cụ thể của Luật phá sản năm 2014 Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lí tài sản, các khoản nợ ; hoặc quyết định chuyển từ áp dung thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp phá sản. 
 
Những người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn: 
 
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
 
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
 
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
 
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
 
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
 
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
 
II. HỒ SƠ BAO GỒM: 
 
1. Người nộp đơn là chủ nợ. 
 
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây: 
 
a) Ngày, tháng, năm làm đơn; 
 
b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết phá sản; 
 
c) Tên, địa chỉ người làm đơn; 
 
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
 
đ) Khoản nợ đến hạn; 
 
Kèm theo đơn phải có căn cứ chứng minh khoản nợ đến hạn. 
 
2. Người nộp đơn là người lao động, đại diện công đoàn: 
 
2.1. Đại diện cho ng­ười lao động đ­ược cử hợp pháp sau khi đ­ược quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho ng­ười lao động đ­ược cử hợp pháp phải được quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành. 
 
2.2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây: 
 
a) Ngày, tháng, năm làm đơn; 
 
b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết phá sản; 
 
c) Tên, địa chỉ người làm đơn; 
 
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
 
đ) Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả cho người lao động. 
 
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh cho lương và các khoản nợ khác đến hạn. 
 
3. Người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản: 
 
3.1. Khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó. 
 
3.2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây: 
 
a) Ngày, tháng, năm làm đơn; 
 
b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết phá sản; 
 
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã; 
 
d) Tên, địa chỉ người làm đơn;
 
đ) Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản;
 
 3.3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
 
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;
 
- Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;
 
- Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
 
- Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
 
- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;
 
- Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).
 
 
4. Người nộp đơn là các cổ đông Công ty cổ phần: 
 
4.1. Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 của Luật phá sản năm 2014 phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
 
4.2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung theo quy định mục 3, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đ­ược thực hiện như mục 3.3. 
 
III. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT: 
 
- Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ lý hồ sơ. 
 
IV. CƠ SỞ PHÁP LÝ
 
 
- Nghị định Số: 22/2015/NĐ-CP ngày: 16/02/2015 Hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản;
 
- Nghị định Số: 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
 
- Nghị định số 05/2010/NĐ-CP Quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng.
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội. 
Điện thoại VP: 024 3724 6666 ; Di động: 090 574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 11 lượt

Tổng số đã xem: 1451159 lượt

090 574 6666