Tư vấn pháp luật về Quảng cáo

Ngày đăng: 15/10/2020
Về chính sách của Nhà nước ta đối với hoạt động quảng cáo, so với Pháp lệnh quảng cáo thì Luật quảng cáo năm 2012 ngoài việc quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động...
✠ Luật quảng cáo năm 2012 đã được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01.01.2013; thay thế cho Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16.11.2001.
 
✠ Về chính sách của Nhà nước ta đối với hoạt động quảng cáo, so với Pháp lệnh quảng cáo thì Luật Quảng cáo ngoài việc quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng cáo; khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào việc thiết kế, xây dựng sản phẩm quảng cáo, đầu tư có hiệu quả vào quảng cáo, Luật Quảng cáo còn quy định việc tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quảng cáo; ưu tiên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
 
✠ So với Pháp lệnh Quảng cáo trước đây, Luật quảng cáo năm 2012 đã có nhiều quy định mới, chi tiết hơn. Ví dụ như Luật Quảng cáo liệt kê chi tiết các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo, các phương tiện quảng cáo,….
 
✠ Nhưng đáng chú ý nhất là Luật Quảng cáo thừa nhận một phương tiện quảng cáo mới là “Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo”.
 
✠ Luật Quảng cáo đưa ra một quy định rất mới so với Pháp lệnh Quảng cáo là Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo. Đây là tổ chức tư vấn trực thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, giúp Bộ trưởng xem xét và đưa ra kết luận về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo. Thành phần của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo bao gồm đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo à các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.
 
✠ Bên cạnh đó, Luật Quảng cáo cũng kế thừa một số quy định của Pháp lệnh Quảng cáo, đưa ra quy định rõ ràng hơn về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo, quảng cáo có yếu tố nước ngoài, quản lý Nhà nước về quảng cáo,….
 
✠ Như vậy, sau hơn 10 năm pháp lệnh quảng cáo được thực thi thì nước ta đã có một đạo luật có giá trị pháp lý cao hơn để điều chỉnh về hoạt động quảng cáo, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Luật Quảng cáo không quy định về các thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị.
 
Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội – HSLAWS với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn có trình độ chuyên môn cao sẽ tư vấn chi tiết, giải đáp cụ thể những vướng mắc của Quý Khách hàng xung quanh các vấn đề về Luật Quảng cáo.
 
HÃY LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ
 
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NAM HÀ NỘI - HSLAWS
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 19 lượt

Tổng số đã xem: 1423826 lượt

090 574 6666