Thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài

Ngày đăng: 15/10/2020
Các thủ tục cần thiết khi kết hôn có yếu tố nước ngoài theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
✠ Các thủ tục cần thiết khi kết hôn có yếu tố nước ngoài theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
 
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên gồm:
 
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định, có xác nhận chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền về việc hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. 
            
- Đối với người nước ngoài, việc xác nhận người đó không có vợ hoặc không có chồng có thể bằng một văn bản riêng. Trong trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc xác nhận vào tờ khai hoặc cấp loại giấy này thì có thể thay thế bằng việc xác nhận lời tuyên thệ của đương sự về việc không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật nước đó;
 
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành vi của mình;
 
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam ở nước ngoài);
 
- Bản sao sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); cùng bản sao thẻ thường trú, thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam);
 
- Lý lịch cá nhân theo mẫu quy định.
 
2. Tùy từng trường hợp, đương sự còn phải nộp giấy tờ tương ứng sau:
 
- Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong lực lượng vũ trang hoặc làm việc liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó.
 
- Đối với người trước đây có vợ hoặc có chồng nhưng đã ly hôn thì phải nộp bản sao bản án, quyết định cho ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp bản án, quyết định cho ly hôn của tòa án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài thuộc loại phải ghi chú vào sổ theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch thì bản án, quyết định đó phải được ghi chú trước khi nộp hồ sơ.
 
- Đối với người trước đây có vợ hoặc chồng nhưng đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết thì phải nộp bản sao giấy chứng tử của người vợ hoặc người chồng đó.
 
Các giấy tờ trên được lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp tại sở tư pháp (nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam); lập thành 1 bộ hồ sơ và nộp tại cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam (nếu đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài).
 
3. Các quy định phải thực hiện:
 
- Cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ kết hôn qua người thứ ba.
 
- Các giấy tờ do các cơ quan thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa Lãnh sự dịch sang tiếng Việt có công chứng theo quy định pháp luật Việt Nam.
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 7 lượt

Tổng số đã xem: 1384141 lượt

090 574 6666