Quốc tịch và thay đổi quốc tịch khi kết hôn với người nước ngoài
Ngày đăng: 24/09/2020
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều, có tính chất ổn định, bền vững giữa cá nhân với quốc gia nhất định, thể hiện thông qua tổng thể các quyền và nghĩa vụ giữa cá nhân...
▶ Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều, có tính chất ổn định, bền vững giữa cá nhân với quốc gia nhất định, thể hiện thông qua tổng thể các quyền và nghĩa vụ giữa cá nhân và nhà nước.
☪ Theo quy định của pháp luật, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự. Tuy nhiên, vợ/chồng có thể nhập hoặc thôi quốc tịch Việt Nam để gia nhập quốc tịch nước ngoài của chồng/vợ.
☪ Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện như sau:
* Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện
- Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện hoặc qua bưu điện
☪ Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện
+ Qua bưu điện
Theo quy định tại Điều 27, Luật Quốc tịch năm 2008; Điều 12, Nghị định 78/2009/NĐ-CP, người thôi quốc tịch Việt Nam phải là người không thuộc trong các trường hợp:
↱ Trường hợp 1: Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
↱ Trường hợp 2: Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
↱ Trường hợp 3: Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
↱ Trường hợp 4: Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
↱ Trường hợp 5: Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng
↱ Trường hợp 6: Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
↱ Trường hợp 7: Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
⍟ Nếu không thuộc các đối tượng được nêu ở trên, khách hàng làm hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
- Hồ sơ gồm:
+ Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
+ Bản khai lý lịch;
+ Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;
+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
+ Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
+ Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
+ Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các loại giấy tờ sau:
+ Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài;
+ Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
+ Giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam (áp dụng đối với người trước đây là công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 05 năm).
⍟ Theo khoản 1, Điều 29, Luật Quốc tịch: “Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại”.
- Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: Tối thiểu 140 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
⍟ Hiểu biết sâu rộng về tư pháp quốc tế, HSLAWS đã trợ giúp cho khách hàng nhiều trường hợp liên quan tới quốc tịch và thay đổi quốc tịch.
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666