Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị

Ngày đăng: 21/10/2020
Khi phúc thẩm đối với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên toà, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải ...
Hỏi: Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
 
Trả lời:
 
1. Khi phúc thẩm đối với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên toà, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định.
 
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
 
3. Một thành viên của Hội đồng phúc thẩm xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có.
 
4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra quyết định.
 
5. Khi xem xét quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm có quyền:
 
a) Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;
 
b) Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; c) Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
 
6. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 043 724 6666; Di động: 090  574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 10 lượt

Tổng số đã xem: 1425839 lượt

090 574 6666