Thẩm định pháp lý công ty

Ngày đăng: 15/10/2020
Khi khách hàng giao dịch mua lại vốn góp, tiến hành đầu tư vào hoặc ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược vào một công ty, bạn cần phải biết được các vấn đề pháp lý của công ty đó để tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư và hợp tác kinh doanh. Để biết được các vấn đề pháp lý hoạt động kinh doanh của công ty nơi bạn sẽ đầu tư và trở thành đối tác, bạn có thể yêu cầu Luật sư thực hiện việc thẩm định pháp lý các hoạt động kinh doanh của công ty đó.
Thẩm định pháp lý công ty là công việc được tiến hành bởi Luật sư nhằm mục đích hiểu rõ hơn tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Luật sư sẽ xem xét tài liệu và thông tin do công ty cung cấp cũng như thu thập từ các nguồn khác để biết công ty đó đã được thành lập ra sao, thành lập bởi ai và họ đã góp vốn như thế nào; cơ cấu tổ chức, quản lý; việc tuân thủ quy định của pháp luật; nghĩa vụ tài chính và pháp lý của công ty đó với chính quyền, với đối tác, với người lao động… Từ đó Luật sư sẽ đưa ra đánh giá, lưu ý về những vấn đề cần phải quan tâm và chỉ rõ những rủi ro có thể phát sinh cho khách hàng của họ nếu giao dịch mua, đầu tư hay hợp tác được thực hiện, trên cơ sở đó, khách hàng sẽ quyết định việc có nên giao dịch mua, đầu tư hay hợp tác hay không.
 
✽ Luật sư sẽ gửi một bản danh mục các tài liệu và thông tin cần được cung cấp tới công ty cần được thẩm định. Tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên, Luật sư sẽ xem xét tài liệu do bạn cung cấp tại một địa điểm và trong một khoảng thời gian nhất định hoặc họ sẽ thu thập từ bạn bản sao các tài liệu cần thiết và xem xét trong thời gian bao lâu họ muốn. Trong quá trình thẩm định, Luật sư có thể tiến hành trao đổi với những người có thẩm quyền trong công ty cần thẩm định như Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng, Trưởng phòng nhân sự… để yêu cầu làm rõ hoặc xác nhận các vấn đề cần thiết. Luật sư cũng có thể thu thập thêm các thông tin từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cả thông tin trên báo chí và Internet. Kết quả của quá trình thẩm định pháp lý là một bản báo cáo được Luật sư lập bao gồm những thông tin khách quan đã thu thập được và những nhận xét chủ quan của Luật sư về tình trạng pháp lý của công ty được thẩm định.
 
✽ Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, bản chất của giao dịch, quy mô và tính chất hoạt động linh doanh của công ty, Luật sư sẽ xác định các vấn đề cần thẩm định. Nhìn chung, các vấn đề được thẩm định bao gồm: Sự thành lập (thời điểm, loại hình doanh nghiệp, thời hạn hoạt động, trụ sở chính…); Điều lệ (cơ cấu tổ chức, điều hành, thông qua các quyết đinh, phân chia lợi nhuận…); Vốn và cơ cấu vốn (mức vốn đăng ký, mức vốn thực tế đã góp, cơ cấu vốn của các thành viên, báo cáo tài chính, sổ đăng ký thành viên/cổ đông…); Nhân sự chủ chốt; Các hợp đồng quan trọng; Tài sản của công ty và các khoản vay; Sự tuân thủ pháp luật của công ty; Lao động và các quy định, chế độ đối với người lao động;…
 
✽ Bên cạnh việc để Luật sư của đối tác thẩm định pháp lý của công ty mình, những người lãnh đạo công ty nên chủ động yêu cầu Luật sư thẩm định các vấn đề pháp lý của mình sau một thời gian hoạt động để tránh việc bị thụ động khi Luật sư của đối tác thực hiện việc thẩm định pháp lý. Đó cũng chính là việc tạo dựng và nâng cao giá trị cho công ty.
 
Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội - HSLAWS với đội ngũ Luật sư và chuyên viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong việc thẩm định pháp lý công ty sẽ thực hiện việc thẩm định pháp lý hoạt động kinh doanh của Công ty đối tác cũng như bản thân Công ty của quý khách hàng để đạt được mục đích khi đầu tư, kinh doanh có hiệu quả và nâng cao giá trị bản thân của công ty. Đến với HSLAWS, quý khách hàng sẽ có một dịch vụ hoàn hảo nhất.
 
 
Tầng 22, Tòa nhà Viwaseen Tower, Số 48 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại VP: 024 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666
TIN TỨC LIÊN QUAN

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 37 lượt

Tổng số đã xem: 1544973 lượt

090 574 6666