Thủ tục nhận nuôi con nuôi

Ngày đăng: 25/09/2020
Nuôi con nuôi là một thủ tục không mới tuy nhiên trong quá trình thực hiện có khá nhiều vướng mắc. Nhằm hỗ trợ Khách hàng tốt nhất trong việc thực hiện thủ tục nhận con nuôi...
☪ Hiện tại, pháp luật Việt nam có quy định 2 trường hợp nuôi con nuôi là nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Theo quy định của pháp luật, trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước như sau: Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú. * Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
 
 
2. Bản sao hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
 
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
 
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
 
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
 
* Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi gồm có:
 
1. Giấy khai sinh;
 
2. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
 
3. Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng;
 
4. Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi xác lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự;
 
5. Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng. Ngoài ra, việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày (Theo quy định tại Điều 17, 18, 19, 21 Luật Nuôi con nuôi 2010).
 
☪ Lệ phí nhận nuôi con nuôi trong nước là 400 nghìn đồng/trường hợp (theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21-3-2011 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi).
 
Văn phòng luật sư Nam Hà Nội với đội ngũ Luật sư có trình độ chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm đảm bảo tư vấn, thực hiện hiệu quả các công việc trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng.
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 26 lượt

Tổng số đã xem: 1540672 lượt

090 574 6666