Xử lý hình sự các hành vi xâm phạm quan hệ Hôn nhân & Gia đình

Ngày đăng: 25/09/2020
Các hành vi xâm phạm quan hệ Hôn nhân & Gia đình bị xử lý hình sự là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm quan hệ... 
1. Xử lý hình sự các hành vi xâm phạm quan hệ Hôn nhân & Gia đình
 
☪ Các hành vi xâm phạm quan hệ Hôn nhân & Gia đình bị xử lý hình sự là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm quan hệ Hôn nhân & Gia đình được pháp luật bảo vệ.
 
Chương XV Bộ luật hình sự quy định 7 tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình như sau:
 
- Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ (Điều 146)
 
☪ Tội này được miêu tả bởi các hành vi sau: : Cưỡng ép/ cản trở người khác kết hôn trái ý muốn của họ. Duy trì quan hệ hôn nhân trái pháp luật bằng các thủ đoạn như hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
 
☪ Những người có một trong những hành vi trên nếu đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
 
❥ Bị coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi được liệt kê nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lạithực hiện chính hành vi đó, hoặc thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong điều luật tương ứng đó.(Hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC).
 
❥ Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
 
- Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo
 
- 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác.
 
- 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
 
- 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
 
- Từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Mà không tái phạm.
 
- Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng (Điều 147)
 
“ 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm...”
 
❥ Trường hợp đã có quyết định của Tòa về việc chấm dứt hành vi vi phạm nêu trên mà vẫn vi phạmthì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
 
❥ Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v... (Điểm a mục 3.2 Thông tư 01/2011/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC)
 
- Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Điều 148).
 
⍟ Tội này bao gồm những hành vi sau:
 
a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;
 
b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó.
 
⍟ Người có những hành vi trên nếu đã bị xử phạt hành chính mà vẫn tái phạm thì sẽ bị xử lý hình sự như sau: “ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
 
⍟ Trong trường hợp, người tổ chức thực sự không biết việc đó hoặc bị nhầm lẫn về độ tuổi, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
 
- Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149).
 
“Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ là người xin đăng ký không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
 
⍟ Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”
 
⍟ Chủ thể của tội này là cán bộ, công chức, người được nhà nước giao thẩm quyền đăng ký kết hôn cho công dân. Khi biết rõ người xin đăng ký không đủ điều kiện về kết hôn (về chủ thể kết hôn, tuổi…vv) mà vẫn đăng ký và đã bị xử lý kỷ luật mà vẫn vi phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
 
- Tội loạn luân (Điều 150.)
 
“Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”
 
Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (điểm c khoản 2 Điều 115 BLHS).
 
- Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151)
 
“Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”
 
⍟ Người ngược đãi và bị ngược đãi phải có mối quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng nhau, hành vi phạm tội là hành vi ngược đãi hoặc hành hạ, có thể là hành động đánh đập, giam hãm, bắt nhịn ăn, mặc rách bất bình thường làm cho người bị hành đạ đau đớn về thể xác và tinh thầngây nên hậu quả như: đau đớn thể xác, tổn thất danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị giày vò về tình cảm (hậu quả này là do vô ý) nếu hậu quả là chết người thì chịu trách nhiệm về tội vô ý giết người.
 
- Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152.) Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
 
⍟ Chủ thể của tội này là người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc cấp dưỡng đã được pháp luật quy định, có khả năng đảm bảo cuộc sống ở mức trung bình ở địa phương mà trốn tránh hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả người được cấp dưỡng bị rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe (ốm đau, bệnh tật) hoặc chưa xảy ra hậu quả đó nhưng đã bị phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 10 lượt

Tổng số đã xem: 1426420 lượt

090 574 6666