Thay thế chế định tổ quản lý, thanh lý tài sản bằng một chế định hoàn toàn mới là Quản tài viên

Ngày đăng: 06/10/2020
Luật Phá sản số 51/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 bao gồm 14 Chương 133 Điều
Luật Phá sản 2004 quy định việc quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản do Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện được thành lập bởi quyết định của Thẩm phán đồng thời với quyết định mở thủ tục phá sản. Thành phần của Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm “Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng; Một cán bộ của Toà án; Một đại diện chủ nợ; Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản; Đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn nếu cần thiết”. 
 
Luật Phá sản 2014 quy định về hoạt động của Quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Theo đó, quản lý, thanh lý tài sản là một nghành nghề kinh doanh có điều kiện (Điều 12, 13). Quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện nhiệm vụ (i) quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; (ii) Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật; (iii) Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; (iv) yêu cầu Thẩm phán tiến hành một số công việc cần thiết. Quy định trên tạo ra sự khách quan, chuyên nghiệp trong quá trình quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, đảm bảo thực hiện đúng trình tự quy định của pháp luật.

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 6 lượt

Tổng số đã xem: 1451166 lượt

090 574 6666