Vi phạm các quy định về quản lý rừng

Ngày đăng: 12/11/2020
Người phạm tội này trong trường hợp thông thường (không có tình tiết tăng nặng đinh khung) bi phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm....
Câu hỏi:
 
Khi nào hành vi vi phạm các quy định về quản lý rừng bị coi là phạm tội? Người phạm tội này bị xử lý như thế nào?
 
Trả lời:
 
Theo khoản 1 Điều 233 Bộ luật hình sự thì hành vi vi phạm các quy định về quản lý rừng bị coi là tội phạm khi có sự lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện một trong các hành vi sau đây thì bị coi là tội phạm:
 
- Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 20.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 229 của Bộ luật này;
 
- Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 12.500 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 7.500 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.500 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 229 của Bộ luật này;
 
- Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 232 của Bộ luật này;
 
- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
 
Người phạm tội này trong trường hợp thông thường (không có tình tiết tăng nặng đinh khung) bi phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
 
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
 
- Có tổ chức;
 
- Phạm tội 02 lần trở lên;
 
- Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 25.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;
 
- Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 12.500 mét vuông (m2) đến dưới 17.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 10.000 mét vuông (m2) đến 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 7.500 mét vuông (m2) đến 12.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;
 
- Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 232 của Bộ luật này.
 
Phạm tội một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
 
- Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 40.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 30.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 25.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng;
 
- Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 17.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 12.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng.
 
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 043 724 6666; Di động: 090  574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 38 lượt

Tổng số đã xem: 1431571 lượt

090 574 6666