Hành vi bị coi là vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng?

Ngày đăng: 12/11/2020
Theo Điều 175 Bộ luật hình sự thì các hành vi sau đây bị coi là tội phạm vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng nếu...
Câu hỏi :
 
Hành vi nào bị coi là tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng? Người phạm tội này bị xử lý như thế nào?
 
Trả lời:
 
Theo Điều 175 Bộ luật hình sự thì các hành vi sau đây bị coi là tội phạm vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
 
Khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 189 của Bộ luật hình sự; Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật hình sự. Mục 1 và mục 5 Phần I Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08-3-2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản như sau: Bị coi là “ sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 Điều 175, khoản 1 Điều 189 Bộ luật hình sự nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê tại khoản 1 Điều 175 hoặc khoản 1 Điều 189 Bộ luật hình sự, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đó. Bị coi là “ đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự nếu trước đó đã bị kết án về tội phạm quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự, nhưng chưa được xóa án tích mà lại thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều này.
 
Người phạm tội này trong trường hợp thông thường ( không có tình tiết tăng nặng định khung) bị phạt tiền từ năm triệu động đến năm mươi triệu đồng cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.
 
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 043 724 6666; Di động: 090  574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 11 lượt

Tổng số đã xem: 1439677 lượt

090 574 6666