Trường hợp phạm tội bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra được quy định thế nào theo pháp luật ?

Ngày đăng: 13/11/2020
Cả hai trường hợp, người phạm tội đều bị kích động về tinh thần và đều do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra, nhưng khác nhau là mức độ bị kích động và mức độ...
Hỏi: Trường hợp phạm tội bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra được quy định thế nào theo pháp luật ?
 
Đáp: Trường hợp phạm tội bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra quy định tại điểm d khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự.
 
Cả hai trường hợp, người phạm tội đều bị kích động về tinh thần và đều do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra, nhưng khác nhau là mức độ bị kích động và mức độ trái pháp luật của nạn nhân. Nếu ở trường hợp quy định tại Điều 95, người phạm tội phải bị kích động mạnh thì ở trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 46 tuy tinh thần có bị kích động nhưng chưa mạnh, chưa tới mức không nhận thức được hành vi của mình. Nếu ở trường hợp quy định tại Điều 95, hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, thì ở điểm đ khoản 1 Điều 46 hành vi trái pháp luật của nạn nhân chưa phải là nghiêm trọng.
 
Hành vi trái pháp luật ở trường hợp quy định tại Điều 95 nhất thiết phải là hành vi của nạn nhân, còn đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 có thể không phải là của nạn nhân mà có thể là của người khác.
 
Nếu ở trường hợp quy định tại Điều 95, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội, nhưng điểm đ khoản 1 Điều 46 thì không nhất thiết phải như vậy.
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 043 724 6666; Di động: 090  574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 9 lượt

Tổng số đã xem: 1466985 lượt

090 574 6666