Tội giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình

Ngày đăng: 13/11/2020
Đây là trường hợp giết người mang tính chất phản trắc, bội bạc; giết người mà người bị giết đáng lẽ người phạm tội phải có nghĩa vụ kính trọng...
Hỏi: Tội giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình được pháp luật quy định như thế nào ?
 
Đáp: Tội giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình (điểm đ khoản 1 Điều 93)
 
Đây là trường hợp giết người mang tính chất phản trắc, bội bạc; giết người mà người bị giết đáng lẽ người phạm tội phải có nghĩa vụ kính trọng. Việc nhà làm luật coi trường hợp giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình là trường hợp tăng trách nhiệm hình sự (tình tiết định khung tăng nặng) là xuất phát từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, truyền thống tôn sư trọng đạo.
 
Bộ luật hình sự năm 1985 không coi trường hợp phạm tội này là tình tiết định khung hình phạt, Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu người giết người có tính chất bội bạc phản trắc thì áp dụng tình tiết "giết người vì động cơ đê hèn". Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định trường hợp giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình là tình tiết định khung tăng nặng.
 
Ông, bà bao gồm cả ông, bà nội; ông,bà ngoại. Cha, mẹ bao gồm cả cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; cha, mẹ vợ hoặc cha, mẹ chồng. Người nuôi dưỡng là những người tuy không phải ông, bà, cha, mẹ nhưng đã nuôi dưỡng người phạm tội từ bé, thường là những người có họ hàng thân thích với người phạm tội như: chú, dì, cô, bác, cậu, mợ... hoặc tuy không phải là người thân thích với người phạm tội trong các trại mồ côi, trại điều dưỡng, Thầy, cô giáo của người phạm tội là người đã và đang dạy người phạm tội. Tuy nhiên, trong trường hợp giết thầy, cô giáo phải xác định người phạm tội giết thầy, cô giáo với động cơ phản trắc trắc và người thầy, người cô đó phải là người có một quá trình dạy dỗ nhất định đối với người phạm tội. Nếu vì động cơ khác và người thầy, cô đó không có quá trình nhất định trong việc dạy dỗ người phạm tội thì không thuộc trường hợp phạm tội này.
 
Ví dụ: Trần Văn Q là sinh viên năm thứ tư Trường Đại học X. Do có mâu thuẫn với Bùi Đức T là giảng viên của nhà trường, vì T và Q đều yêu Vũ Thị C là học viên cùng lớp với Q. Tuy là giảng viên, nhưng T chỉ hơn Q có mấy tuổi và là học viên khóa trước được nhà trường giữ lại làm giảng viên và không giảng ở lớp Q giờ nào. Vì không muốn cho T yêu C, nên Q đã rủ một số học viên cùng lớp gây sự rồi đánh T bị trong thương, đưa vào bệnh viện cấp cứu thì đã chết
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 15 lượt

Tổng số đã xem: 1449963 lượt

090 574 6666