Người bị phạm tội bức tử phải thỏa mãn những điều kiện nào ?

Ngày đăng: 13/11/2020
Mối quan hệ lệ thuộc giữa nạn nhân và người phạm tội là yếu tố bắt buộc để xác định hành vi của một người có phạm tội bức tử hay không. Người bị lệ thuộc phải là người dựa vào người khác...
Hỏi: Người bị phạm tội bức tử phải thỏa mãn những điều kiện nào ?
 
Đáp: Về phía người bị hại phải thỏa mãn những điều kiện sau:
 
- Người tự sát phải là người lệ thuộc vào người phạm tội
 
Mối quan hệ lệ thuộc giữa nạn nhân và người phạm tội là yếu tố bắt buộc để xác định hành vi của một người có phạm tội bức tử hay không. Người bị lệ thuộc phải là người dựa vào người khác trong cuộc sống về các mặt vật chất và tinh thần như: lệ thuộc về kinh tế, bị ràng buộc bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, quan hệ công tác, thầy trò hoặc quan hệ tôn giáo...
 
- Nạn nhân phải là người tự tước đoạt tính mạng của mình
 
Nạn nhân, bằng nhiều phương pháp khác nhau, đã tự mình thực hiện việc tước đoạt tính mạng của chính mình như thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy xuống sông, đâm vào bụng, bắn vào đầu, v.v.. Nếu nạn nhân tuy muốn chết nhưng lại không thực hiện hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình mà nhờ người khác giúp thì không phải là tự sát và người có hành vi ngược đãi không bị truy cứu trách nhiệm về tội bức tử.
 
- Nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát là do hành vi của người phạm tội
 
Vì bị đối xử tàn ác, thường xuyên bị ức hiếp ngược đãi hoặc bị làm nhục, nhưng nạn nhân không tự sát hoặc tự sát vì nguyên nhân khác, thì người có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp... cũng không bị coi là phạm tội bức tử. Ví dụ chị H có mẹ chết sớm, bố lấy vợ khác, H phải ở với dì ghẻ từ lúc 3 tuổi. Trong cuộc sống, H thường xuyên bị dì ghẻ ức hiếp, đối xử tàn ác và nhiều lần bị dì ghẻ làm nhục trước bạn bè. Khi H 18 tuổi yêu một bạn trai hơn H một tuổi. Vì nhẹ dạ nên H đã có thai với người yêu. Sau khi biết H có thai, người yêu của H đã bỏ rơi. Do thất tình, H đã viết một lá thư tuyệt mệnh rồi uống thuốc tự tử.
 
Chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là tội phạm hoàn thành, còn việc nạn nhân chết hay được cữu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt. Tuy nhiên, đối với trường hợp nạn nhân không bị chết, tùy thuộc vào từng trường hợp mà có thể bị truy tố hoặc không truy tố người có hành vi bức tử
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 043 724 6666; Di động: 090  574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 7 lượt

Tổng số đã xem: 1466863 lượt

090 574 6666