Dấu hiệu cơ bản của tội phạm trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Ngày đăng: 14/11/2020
Các dấu hiệu của tội phạm này cũng tương tự như trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại điều 95, chỉ khác nhau ở...
Hỏi: Dấu hiệu cơ bản của tội phạm trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
 
Đáp: Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm
 
Các dấu hiệu của tội phạm này cũng tương tự như trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại điều 95, chỉ khác nhau ở ý thức chủ quan của tội phạm đối với hậu quả và hậu quả thực tế đã xảy ra.
 
Bộ luật hình sự năm 1999 quy định rõ tỷ lệ thương tật là từ 31% trở lên thì người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn khoản 3 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định gây thương tích nặng. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân có tỷ lệ thương tật 31% được coi là thương tích nặng. Trường hợp nạn nhân có tỷ lệ thương tật dưới 31% thì người thực hiện hành vi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
 
Cơ sở để xác nhận nạn nhân bị thương tích hoặc bị tổn hại nặng đến sức khỏe là kết luận của Hội đồng giám đinh y khoa. Nếu ở nơi nào không có điều kiện tổ chức Hội đồng giám định y khoa thì có thể căn cứ vào Bảng tiêu chuẩn thương tật được ban hành kèm theo Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1995 của Bộ Y tế và Bộ lao động - Thương binh và Xã Hội để xác định tỷ lệ thương tật đối với người bị hại.
 
Người phạm tội chỉ có ý định gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân, chứ không mong muốn cho nạn nhân chết, nếu nạn nhân nằm ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Đây là vấn đề rất khó xác định, bởi lẽ trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh, con người không còn đủ bình tĩnh sáng suốt để lựa chọn một cách rành mạch có mong muốn hay không mong muốn cho nạn nhân chết. Thông thường, người phạm tội chỉ hành động với ý thức hậu quả muốn ra sao thì ra, miễn là cho hả giận.
 
Tuy vậy, thực tiễn xét xử vẫn có không ít trường hợp trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh, người phạm tội vẫn còn đủ minh mẫn để lựa chọn hành vi chỉ gây thương tích cho nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân lại bị chết. Ví dụ: Đào Văn T nghi vợ mình ngoại tình với Nguyễn Trung Đ. Một lần, T bắt gặp vợ mình và Đ đang ôm hôn nhau, T liền dùng dao đâm nhiều nhát vào người Đ, vợ y thấy vậy ôm Đ đẩy ra thì bị trúng một nhát vào bụng. Thấy vậy, T vội đưa vợ vào bệnh viện cấp cứu, nhưng do bị ra nhiều máu nên vợ của T đã chết sau đó bảy ngày. Trong trường hợp này, T hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng của vợ, nhưng vì quá bực tức nên dùng dao đâm Đ, chẳng may lại trúng vào vợ mình.
 
Các dấu hiệu khác như: trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội đều tương tự như đối với người giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 043 724 6666; Di động: 090  574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 10 lượt

Tổng số đã xem: 1466798 lượt

090 574 6666