Dấu hiệu cơ bản của nạn nhân trong tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Ngày đăng: 13/11/2020
Người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là trường hợp họ sắp bị chết, nhưng nếu được cứu thì sẽ không bị chết, như: bị ngộ độc, bị thương nặng ra nhiều máu...
Hỏi: Dấu hiệu cơ bản của nạn nhân trong tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng ?
 
Đáp: Về phía nạn nhân
 
- Nạn nhân phải thực sự ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
 
Người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là trường hợp họ sắp bị chết, nhưng nếu được cứu thì sẽ không bị chết, như: bị ngộ độc, bị thương nặng ra nhiều máu chưa được băng bó, v.v.. Nhưng nếu nạn nhân chưa ở trong tình trạng trên, có người biết nhưng không cứu giúp, sau đó bị chết vì lý do khác thì người không cứu trước đó không coi là phạm tội. Ví dụ anh Nguyễn Văn Q bị tai nạn giao thông gẫy chân, lái xe gây tai nạn bỏ trốn, người lái xe thấy anh Q chỉ bị thương vào chân, bệnh viện lại ở cách đó khá xa, xe lại không đi về hướng đó, nên sau khi băng bó cẩn thận cho anh Q, người lái xe bảo anh Q cứ ngời chờ khi nao có xe ngược chiều thì xin đi nhờ, anh Q đồng ý. Vì bị đau, anh Q nằm thiếp đi trên mặt đường, trời tối lại ở đoạn đường vòng nên sau đó bị một xe tải cán chết.
 
- Người bị hại phải bị chết thì hành vi không cứu giúp mới cấu thành tội phạm
 
Người không được cứu phải chết thì người không cứu mới là phạm tội, nếu trước đó có người cố tình không cứu, nhưng sau đó lại được người khác cứu nên không chết thì người có hành vi cố tình không cứu trước đó chưa phạm tội này. Ví dụ: chị M sắp chết đuối gặp thuyền đánh cá của H, vì mê tín nên H không cứu, nhưng ngay sau đó chị M được anh T cứu nên thoát chết.
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 043 724 6666; Di động: 090  574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 19 lượt

Tổng số đã xem: 1466650 lượt

090 574 6666