Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm trong tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ ?

Ngày đăng: 14/11/2020
Các dấu hiệu về người phạm tội, về điều kiện để được công nhận là người đang thi hành công vụ, về trường hợp được sử dụng vũ lực trong khi thi hành công vụ, về hành vi trái pháp luật của...
Hỏi: Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm trong tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ ?
 
Đáp: Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm
 
Các dấu hiệu về người phạm tội, về điều kiện để được công nhận là người đang thi hành công vụ, về trường hợp được sử dụng vũ lực trong khi thi hành công vụ, về hành vi trái pháp luật của người bị hại... đều tương tự như các dấu hiệu của tội phạm chết người trong khi thi hành công vụ, chỉ khác nhau ở hậu quả của tội phạm.
 
Hậu quả của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ chỉ làm cho người bị hại bị thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe từ 31% trở lên mà không làm chết người hoặc không dẫn đến chết người.
 
Như vậy, nếu có trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ mà dẫn đến chết người thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 97.
 
Về lý luận, có nhiều ý kiến khác nhau về quy định này.
 
Vì sao đối với tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng lại có trường hợp dẫn đến chết người còn tội gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ lại không quy định trường hợp dẫn đến chết người. Trong khi đó, thực tế vẫn có thể xảy ra trường hợp trong khi thi hành công vụ do sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, gây thương tích dẫn đến chết người. Đây là vấn đề cả lý luận và thực tiễn vẫn còn cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết.
 
Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử và nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và phạm tội trong khi thi hành công vụ, chúng tôi thấy không nên quy định trường hợp dẫn đến chết người trong cả ba trường hợp phạm tội này, vì nếu có trường hợp nào dẫn đến chết người, các cơ quan tiến hành tố tụng rất khó xác định ý thức chủ quan của người phạm tội, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất.
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 043 724 6666; Di động: 090  574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 9 lượt

Tổng số đã xem: 1466704 lượt

090 574 6666