Khách thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác

Ngày đăng: 17/11/2020
Khách thể của tội phạm này là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền...
Hỏi: Khách thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản?
 
Trả lời:
 
Khách thể của tội phạm này là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền; cao hơn là chính thể bị sụp đỏ. Vì vậy, tham ô hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là đối tượng phải đấu tranh ngăn chặn và đầy lùi.
 
Tuy nhiên, cũng như đối với tội tham ô tài sản, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác quy định tại Chương các tội xâm phạm sở hữu của công dân, Bộ luật hình sự năm 1985, nên khách thể của tội hạm này là chế độ sở hữu của công dân. Nhưng tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trong Bộ luật hình sự năm 1999 được quy định tại Chương các tội phạm về chức vụ thì khách thể của tội phạm không còn là chế độ sở hữu nữa. Do đó, có ý kiến cho rằng, khách thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác vẫn là quan hệ sở hữu, vì nó trực tiếp xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 043 724 6666; Di động: 090  574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 24 lượt

Tổng số đã xem: 1383421 lượt

090 574 6666