Quyền, nghĩa vụ của người giám định

Ngày đăng: 20/10/2020
Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự, Người giám định có các quyền và nghĩa vụ sau đây...
Hỏi: Quyền, nghĩa vụ của người giám định?
 
Trả lời:
 
1. Người giám định có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
 
A) Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Toà án cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc giám định;
 
B) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
 
C) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;
 
D) Phải thông báo bằng văn bản cho Toà án biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;
 
Đ) Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Toà án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
 
E) Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp Thẩm phán quyết định trưng cầu giám định;
 
G) Được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
 
H) Phải cam đoan trước Toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
 
2. Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng hoặc kết luận giám định sai sự thật hoặc khi được Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
 
3. Người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
 
A) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này;
 
B) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
 
C) Họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên.
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 043 724 6666; Di động: 090  574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 13 lượt

Tổng số đã xem: 1435906 lượt

090 574 6666