Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

Ngày đăng: 12/11/2020
Cùng với việc kết án và quyết định hình phạt đối với người phạm tội, Tòa án phải xử lý vật chứng, tài sản, tiền bạc mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã thu giữ, kê biên ...
Câu hỏi: Những quy định đối với trường hợp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm?
 
Trả lời:
 
Cùng với việc kết án và quyết định hình phạt đối với người phạm tội, Tòa án phải xử lý vật chứng, tài sản, tiền bạc mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã thu giữ, kê biên. Tuy không phải là hình phạt, nhưng việc xử lý này rất quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của những người tham gia tố tụng. Thực tiễn xét xử nhiều vụ án, việc xác định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội rất đúng pháp luật, nhưng chỉ vì áp dụng các biện pháp tư pháp không đúng nên bản án bị sửa, bị hủy để xét xử lại.
 
Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật hình sự, thì việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:
 
 - Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội
 
 - Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;
 
 - Vật thuộc Nhà nước cấm lưu hành
 
Khi tịch thu công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội, cần xác định chính xác những công cụ, phương tiện này được dùng vào việc phạm tội thì mới ịch thu sung quỹ Nhà nước.
 
Nếu công cụ, phương tiện không xác định được dùng vào việc phạm tội thì không được tịch thu.
 
Đối với những vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có là những vật hoặc tiền không phải do người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì mới được tịch thu sung quỹ Nhà nước. Ví dụ những vật hoặc tiền bạc là của hối lộ, là thu lợi bất chính, là của đào được, bắt được nhưng không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu là Nhà nước. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Tuy nhiên, nếu người có tài sản có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì tùy trường hợp, Tòa án có thể quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước, tùy thuộc vào mức độ lỗi của người có tài sản và tính chất nguy hiểm của tội phạm do người phạm tội gây ra.
 
Những vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành là những vật thuộc hàng cấm kinh doanh như: cổ vật, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất cháy, chất phóng xạ …
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 043 724 6666; Di động: 090  574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 12 lượt

Tổng số đã xem: 1436506 lượt

090 574 6666