Điều kiện để người bị kết án được hưởng án treo

Ngày đăng: 13/11/2020
Tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật hình sự: “ Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt ...
Câu hỏi: Điều kiện để người bị kết án được hưởng án treo ?
 
Trả lời:
 
Tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật hình sự: “ Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”
 
a) Về hình phạt
 
Người bị kết án có thể được hưởng án treo nếu người đó bị phạt tù không quá ba năm, không phân biệt tội phạm mà họ thực hiện là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hay tội đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy những người được Tòa án cho hưởng án treo chủ yếu là người phạm tội ít nghiêm trọn, phạm tội do vô ý, số ít còn lại là phạm tội nghiêm trọng, hầu như không có trường hợp nào người phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng lại được hưởng án treo. Nhưng về lý thuyết vẫn có thể có trường hợp người phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng được hưởng án treo nếu hình phạt mà Tòa án tuyên bố với họ không quá ba năm tù.
 
Hình phạt ba năm tù là giới hạn tối đa để có thể cho người bị kết án được hưởng án treo, còn giới hạn tối thiểu tuy luật không quy định nhưng phải hiểu là không dưới ba tháng, vì theo quy định tại Điều 33 Bộ luật hình sự thì tù có thời hạn có mức tối thiểu là ba tháng.
 
Người bị phạt tù chỉ được hưởng án treo nếu chưa chấp hành hình phạt đó, nếu người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tù thì Tòa án không được cho hưởng án treo nữ vì như vậy ý nghĩa của án treo không còn nữa. Trước đây, một số Tòa án cho người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tù được hưởng án treo với mục đích để người bị kết án được giải quyết chế độ, chính sách. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, tình trạng này không còn nữa, vì mục đích của án treo không phải là để giải quyết chế độ, chính sách cho người phạm tội. Hơn nữa, không ít trường hợp sau khi được hưởng án treo, người bị kết án lại kiện đòi bồi thường về thời gian đã đi tù làm cho dư luận xã hội nghi ngờ vào quyết định của Tòa án.
 
Đối với người đang bị tạm giam, phạt tù nhưng chưa chấp hành xong, nếu có căn cứ, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm hoặc Tòa án cấp giám đốc thẩm vẫn có thể cho họ được hưởng án treo. Trong trường hợp này, thực tiễn xét xử các Tòa án thường tùy thuộc vào thời gian đã chấp hành hình phạt nhiều hay ít mà ấn định thời gian thử thách ít hơn trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt tù ngày nào.
 
b) Về nhân thân người phạm tội
 
Trước hết người được hưởng án treo phải là người có nhân thân tốt, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân, chưa có tiền án, tiền sự, lần đầu phạm tội ít nghiêm trọn, gây thiệt hại không lớn; sau khi phạm tội đã ăn năn hối cải, khai báo thành khẩn, khắc phục hậu quả, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, tích cực giúp đỡ các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, phát hiện tội phạm.
 
Khi xét về nhân thân của người phạm tội, Tòa án cần xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố thuộc về nhân thân của họ, kết hợp với thái độ sau khi phạm tội, đối chiều với yêu cầu phòng ngừa để xác định có cần buộc họ phải chấp hành hình phạt tù hay không. Nếu xét thấy việc buộc họ chấp hành hình phạt tù là không cần thiết, mà cho họ hưởng án treo vẫn đạt được yêu cầu của việc phòng và chống tội phạm thì cho người bị kết án hưởng án treo.
 
Thực tiễn xét xử cho thấy, đối với những người sau đây, việc xét cho hưởng án treo phải rất chặt chẽ:
 
 - Người đã bị phạt cảnh cáo, phạt tiền (là hình phạt chính), phạt cải tạo không giam giữ, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội mới do cố ý hoặc phạm tội nghiêm trọng do vô ý
 
 - Người đã nhiều lần bị kết án, người bị phạt tù chưa được xóa án tích, người có nhiều tiền án, tiền sự hoặc phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự.
 
c) Về các tình tiết giảm nhẹ
 
Các tình tiết giảm nhẹ đối với người bị kết án là một căn cứ quan trọng để Tòa án cân nhắc có cho người bị kết án hưởng án treo hay không. Nếu người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ nào hoặc tình tiết giảm nhẹ đó không có ý nghĩa đáng kể thì không thể cho người bị kết án được hưởng án treo.
 
Mặc dù điều luật không quy định có nhiều tình tiết giảm nhẹ mới có thể cho người bị kết án hưởng án treo, nhưng không vì thế mà cho rằng người phạm tội chỉ có một tình tiết giảm nhẹ cũng có thể được hưởng án treo, vì khi nói “ căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ” tức là phải căn cứ vào nhiều tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết giảm nhẹ này trước hết phải là các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, ngoài ra có thể xem xét các tình tiết giảm nhẹ khác, nhưng phải nêu rõ trong bản án.
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 043 724 6666; Di động: 090  574 6666
 
PHẢN HỒI KHÁCH HÀNG
 
le minh hanh nói:
 
toi co 1 nguoi em nay 17 tuoi co quan he voi 1 nguoi ban gai 15 tuoi. cha of toi la cuu chien binh viet nam tham gia khang chien campuchia. khi hoa binh cha toi ve lam du kich o xa. tham gia cac hoat dong chu chuong xa de ra. xet ve ly lich cha toi nhu zay em toi co the dk huong an treo khong. hien tai cha toi van tham gia hoi cuu chien binh viet nam hon 10 nam nay roi. toi xin cam on.

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 12 lượt

Tổng số đã xem: 1429583 lượt

090 574 6666