Trong trường hợp nào thì phải cưỡng chế trả nhà, giao nhà - 304
Ngày đăng: 24/10/2020
Trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả nhà thì Chấp hành viên buộc người phải thi hành án và những người khác có mặt trong nhà ra khỏi nhà, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra khỏi nhà...
Hỏi: Trong trường hợp nào thì phải cưỡng chế trả nhà, giao nhà?
Đáp: 1. Trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả nhà thì Chấp hành viên buộc người phải thi hành án và những người khác có mặt trong nhà ra khỏi nhà, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra khỏi nhà; nếu họ không tự nguyện thực hiện thì Chấp hành viên yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi nhà.
Trường hợp họ từ chối nhận tài sản, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và giao lại tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.
2. Trường hợp người phải thi hành án cố tình vắng mặt mặc dù đã được thông báo quyết định cưỡng chế thì Chấp hành viên thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này mà người có tài sản bảo quản không đến nhận tài sản thì tài sản đó được xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 126 của Luật này, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
4. Việc cưỡng chế để trả lại công trình xây dựng, vật kiến trúc theo bản án , quyết định thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành án còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này.
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 043 724 6666; Di động: 090 574 6666
Điện thoại: 043 724 6666; Di động: 090 574 6666
PHẢN HỒI KHÁCH HÀNG
NGÔ TẤN QUỐC KHANH nói:
Do có mối quan hệ làm ăn quen biết. ngày 15/ 02/ 2012,tôi có cho ông Nguyễn văn D có hộ khẩu thường trú tại nhà sô 77, Thôn K62,Xã Đăk Drô, Huyện Krông Nô , Tỉnh Đăk nông ,vay mượn 193.000.000 (Một trăm chín mươi ba triệu đồng chẵn),để đáo nợ ngân hàng . Ông D có hẹn đến ngày 17/02/2012 sẽ hoàn trả lại đầy đủ.Sau đó tôi đã cùng ông D đến phòng giao dịch Ngân hàng trả tiền và lấy ra 03 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để làm thủ tục vay tăng thêm. Ba giấy chứng nhận này ông D đã thế chấp cho tôi làm tin để vay mượn số tiền nói trên. Đến thời hạn thanh toán, ông Dân không chịu thanh toán số tiền trên cho tôi. Mặc dù nhiều lần thương lượng, thỏa thuận nhưng ông D vẫn không chịu trả.Tôi đã có đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân Huyện Krông Nô vào ngày 14 /01 /2013 yêu cầu buộc ông D phải thanh toán cho tôi số tiền 193.000.000 đồng và lãi suất theo quy định của pháp luật. Đã được Tòa án thụ lý nhưng chưa giải quyết.Theo tôi được biết hiện nay ông D đang có hành vi dịch chuyển tẩu tán tài sản cho người cháu gọi ông D bằng cậu ruột, là ông H, trú tại , TT Đắk Mâm, Huyện Krông Nô, Tỉnh Đắk Nông bằng cách xúi giục cháu phát đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế dân sự trước tôi Với món tiền vay nợ là 255.000.000đồng lên Tòa án Huyện Krông Nô . Sau khi có bản án có hiệu lực, ông D thỏa thuận tự nguyện là giao toàn bộ tài sản của ông D sang tên cho ông H để cấn trừ số nợ mà ông D đã nợ ông H. Khi Chi cục thi hành án huyện Krông Nô yêu cầu nộp lại 03 bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói trên thì ông D báo đã làm mất.Thực tế thì 03 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc và Chứng minh nhân dân gốc của ông Nguyễn Văn D đã thế chấp cho tôi, tôi vẫn đang cất giữ, chứ không hề bị thất lạc. Vì nhà tôi ở xa nên không hề biết việc này . Khi tôi phát hiện ra và có đơn yêu cầu Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho các cơ quan chức năng của Huyện Krông Nô (cụ thể là Tòa án Huyện ,Chi cục thi hành án Huyện, Ủy ban nhân dân Huyện) thì được trả lời là không có căn cứ để áp dụng biện pháp này. Tôi nhận thấy ở đây có nhiều điểm vô lý không phù hợp với pháp luật và sự việc: 1, Tài sản của ông D có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang thế chấp cho tôi có giá trị thấp nhất là 950.000.000đ (chín trăm năm mươi triệu đồng) nghĩa là gấp gần 04 lần số nợ mà ông D nợ ông Hưng . Chi cục thi hành án Huyện Krông Nô vẫn kê biên cưỡng chế giao hết cho ông Hưng như vậy là không đúng pháp luật (trong khi 03 tài sản này tách rời nhau) 2,Tài sản của ông Dân sau khi có bản án của tòa thì ông D và ông H tự nguyện thỏa thuận giao tài sản để trả nợ thì tại sao Chi cục thi hành án lại phải tiến hành kê biên cưỡng chế? 3, Khi được biết tôi đang giữ các giấy tờ trên của ông D chi cục THA vẫn đề nghị Phòng TNMT huyện hủy 3 giấy CNQSD đất mà tôi đang giữ để cấp mới cho ông H ? Việc làm này của THA Huyện có phải gián tiếp ,tiếp tay cho các đương sự tẩu tán tài sản hay không? Hành động này của chi cục THA huyện đúng hay sai?? Nếu tôi muốn khiếu nại ,tố cáo việc làm này của các đương sự và Chi cục THA thì tôi làm đơn gởi đến những cơ quan chức năng nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
TIN TỨC LIÊN QUAN