Cách quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016

Ngày đăng: 14/10/2020
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là việc xác định đầy đủ nghĩa vụ trong một năm kinh doanh của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước.
Năm tài chính lại sắp kết thúc, các doanh nghiệp sắp phải chuẩn bị thủ tục quyết toán thuế TNDN cuối năm. Tờ khai quyết toán thuế TNDN và tờ khai thông tin về giao dịch liên kết phải được nộp trước ngày 30 tháng 3 năm 2016. Các doanh nghiệp nộp tờ khai trễ hạn sẽ phải nộp phạt hành chính và phạt chậm thuế.
 
✠ Các quy định về thuế TNDN có nhiều thay đổi đáng kể trong năm vừa qua. Ngoài ra, các cơ quan thuế địa phương cũng ban hành rất nhiều hướng dẫn mới về việc áp dụng quy định trong thực tế, Điều này ít nhiều cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp luôn phải cập nhật các quy định mới và tự đánh giá sự ảnh hưởng của những thay đổi trong quy định này đối với việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp
 
* Hướng dẫn cách quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016:
 
1. Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm bao gồm:
 
a. Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.
 
b. Báo cáo tài chính cuối năm gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Bảng cân đối tài khoản (nếu có)
 
c. Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai thuế TNDN (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):
 
– Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mẫu số 03-1A/TNDN, Mẫu số 03-1B/TNDN, Mẫu số 03-1C/TNDN.
 
– Phụ lục chuyển lỗ mẫu số 03-2/TNDN – Và các phụ khác (nếu có)
 
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm:
 
– Chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
 
Trường hợp DN chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động:
 
– Chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
 
Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ:
 
– DN phải làm văn bản đề nghị xin gia hạn nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp (trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn).
 
– Thời gian gia hạn không quá 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
 
Lưu ý:
 
+ Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
 
+ Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật (như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các trường hợp khác theo quy định) thì doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.
 
+ Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.
 
* Quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì?
 
1. Công tác sắp xếp chứng từ gốc:
 
– Chúng ta cần sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng.
 
– Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo phiếu thu, phiếu chi, phiếu kế toán,…có đầy đủ chữ ký theo chức danh.
 
– Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ.
 
2. Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế:
 
– Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT, XNK, Môn Bài, TTDB,…
 
– Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm
 
3. Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức NCK):
 
– Sổ nhật ký chung
 
– Sổ nhật ký bán hàng
 
– Sổ nhật ký mua hàng
 
– Sổ nhật ký chi tiền
 
– Số nhật ký thu tiền
 
– Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
 
– Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
 
– Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
 
– Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
 
– Sổ cái các tài khoản: 131, 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,…Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc TT 200.
 
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
 
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
 
– Sổ khấu hao tài sản cố định
 
– Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
 
– Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
 
– Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
 
– Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
 
4. Sắp xếp các hợp đồng kinh tế:
 
– Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra.
 
– Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có.
 
– Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương
 
– Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương.
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 22 lượt

Tổng số đã xem: 1419404 lượt

090 574 6666