Quyền tác giả, quyền liên quan

Ngày đăng: 22/09/2020
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (Khoản 2, Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ 2005). Quyền tác giả là...
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. (Khoản 2, Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ 2005). Quyền tác giả là quyền mà pháp luật dành cho người đã sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính).
 
Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tác phẩm, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, phải là sản phẩm của “lao động trí tuệ” của tác giả mà không đơn thuần chỉ là sự sao chép từ các nguồn đã biết.
 
Quyền tác giả được hiểu như là một nhóm các quyền, gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản. Các quyền tài sản được gọi là “độc quyền” khai thác hoặc cho người khác khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả. Các quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm) được bảo hộ vô thời hạn. Với đa số các loại hình tác phẩm, các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm được bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
 
Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (khoản 3, Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ). Quyền của người biểu diễn được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm thực hiện việc công bố hoặc định hình (nếu chưa công bố).
 
Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
 
Văn bản pháp luật điều chỉnh:
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
- Nghị định số 119/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. 
 
  
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội. 
Điện thoại VP: 024 3724 6666 ; Di động: 090 574 6666 
  

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 8 lượt

Tổng số đã xem: 1558601 lượt

090 574 6666