Những cá nhân tổ chức có thể tham gia phòng chống bạo lực gia đình

Ngày đăng: 02/11/2020
Luật phòng chống bạo lực gia đình có quy định về trách nhiệm của các nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình. Trong đó trách nhiệm của cá nhân và gia đình ...
Hỏi: Phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của tòan xã hội và của từng cá nhân gia đình, Vậy trách nhiệm cá nhân và gia đình được quy định như thế nào?
 
Trả lời:
 
✪ Luật phòng chống bạo lực gia đình có quy định về trách nhiệm của các nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình. Trong đó trách nhiệm của cá nhân và gia đình được quy định rất cụ thể tại Điều 31 và Điều 32:
 
- Về trách nhiệm của cá nhân, luật quy định: Mọi người có trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình về hôn nhân và gia đình về bình đẳng giới, về phòng chống ma túy, mại dâm và pháp luật về phòng chống các tệ nạn xã hội khác, kịp thời ngăn chặn và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về hành vi bạo lực gia đình.
 
- Về trách nhiệm của gia đình., Luật quy định: Gia đình có trách nhiệm giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng chống ma túy mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình; Phối hợp với cơ quan tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng chống bạo lực gia đình; thực hiện các biện pháp khác về phòng chống bạo lực gia đình theo quy định của luật này.
 
 
Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666

Danh mục chính

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang xem: 14 lượt

Tổng số đã xem: 1425164 lượt

090 574 6666